Khám phá những điểm đến kỳ thú nhất hành tinh

Cập nhật 07/08/2013 10:32

1. Cánh cửa địa ngục Turkmenistan

Cửa địa ngục, cái tên người dân nơi đây vẫn thường gọi, là một “hố lửa” đã cháy liên tục suốt 35 năm qua trên sa mạc Turkmenistan.


Nguồn gốc của cổng địa ngục bắt đầu từ năm 1971, khi các chuyên gia Liên Xô khoan và đào trong một cuộc khảo sát tìm khí đốt. Họ đã chạm đến một hang động lớn chứa đầy khí tư nhiên. Không may thay, mũi khoan đã vô tình chạm đến mặt hang, và phần đất phía dưới bị sụt xuống tạo nên hố tử thần với đường kính lên đến 70m.

Với lo ngại rằng khí độc từ hố sẽ dò rỉ ra ngoaì gây ô nhiễm môi trường, các chuyên gia đã dùng lửa đốt với hy vọng phần khí độc trong hang sẽ cháy hết trong vòng vài ngày. Sự không thể ngờ rằng lượng khí trong hang quá dồi dào, cũng không rõ bắt nguồn từ đâu, lượng khí ấy vẫn cháy suốt 35 năm qua. Tổng thống nước này là Gurbanguly Berdimuhamedow đã ra lệnh lấp hố cách đây 2 năm, nhưng có vẻ như chuyện “đóng cửa địa ngục” vẫn còn chưa vội diễn ra.

2. Núi trong mây Roraima


Với chiều cao 2.772 mét, Roraima là ngọn núi đỉnh bằng cao nhất và nổi tiếng nhất Venezuela.

Trên đỉnh núi hầu nhưng ngày nào cũng mưa, rửa trôi đi hầu hết các chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển của cây cối. Chính điều này cũng tạo nên một thảm thực vật khá độc đáo, độc nhất chỉ có nơi ở nơi đây. Cũng do lượng mưa rất lớn mỗi ngày, chảy xuống theo các vách núi (ở tất cả các bên) tạo ra các thác nước hung vĩ, cao vào bậc nhất trên thế giới. Với một điều kiện khí hậu như vậy, và cách biệt hoàn toàn đối với khu rừng rậm dưới mặt đất, gần 1/3 các loài thực vật độc nhất ở Roraima sống trên đỉnh núi.


Ngọn Roraima bắt đầu trở nên nổi tiếng vào năm 1912 khi Conan Doyle viết truyện viễn tưởng “Thế giới bị mất” (The Lost World) kể về một đội thám hiểm đi tìm kiếm những loài thực vật và khủng long thời tiền sử được cho là vẫn tồn tại nguyên vẹn và biệt lập hàng triệu năm trên đỉnh ngọn núi này.

3. Hố thiên thạch  Meteor Crater ở Mỹ

Từ phía Đông thành phố Flagstaff, thủ phủ của bang Arizona (Mỹ) đến hố thiên thạch Meteor Crater chỉ mất khoảng 1 giờ.


Hố thiên thạch được tạo nên khi một thiên thạch lao sầm xuống sa mạc Arizona. Sự kiện này được cho là xảy ra vào khoảng 50.000 năm trước, ở kỉ Pleistocene, khi khí hậu nơi đây còn mát mẻ, khăp nơi là những đồng cỏ trải dài  và đây là nơi cư ngụ của những đàn voi ma mút khổng lồ.


Theo ước tính, thiên thạch đã tiếp đất với tốc độ 12km/giây, mạnh hơn gấp 10 lần so với tên lửa đạn đạo. Vụ va chạm này tương đương với ít nhất 2,5 triệu tấn thuốc nổ TNT, hay gấp 150 lần so với sức công phá của quả bom nguyên tử đã được thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki. 30 tấn khối đá vôi bị đào lên tạo thành mép hố thiên thạch và 175 triệu tấn đá để tạo thành hố thiên thạch. Sóng va chạm từ vụ tác động có thể làm san bằng mọi thứ trong phạm vi 20km. Hầu hết các thiên thạch bốc hơi do va chạm và ngưng tụ thành giọt kim loại, có thể thấy ở trong và xung quanh hố thiên thạch. Hố thiên thạch  có đường kính là 1,25km và sâu tới 170m; được phát hiện vào thế kỷ 19.

Nếu ở một vị trí khác trên trái đất, một hố thiên thạch như vậy, trải qua 50.000 năm chắc chắn đã bị xói mòn và lấp đầy từ lâu. Nhưng nhờ khí hậu khô tại sa mạc Arizona, hố thiên thạch  vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Năm 1967, hố thiên thạch được công nhận là di tích quốc gia  của Mỹ và bắt đầu mở cửa đón khác du lịch.

4. Cồn cát Pyla ở pháp - Cồn cát lớn nhất châu âu


Với những  người đọc thông minh, chắc hẳn sẽ  thầm nghĩ: Châu âu vốn dĩ không có sa mạc, vậy cồn cát lớn nhất châu âu chắc hẳn không có gì đặc biệt. Thế thì bạn đã nhầm rồi nhé. Cồn cát này dài 3km, rộng 500m và cao 100m, vơi khối lượng khoảng 60.000.000m³, một đầu của nó gối lên cánh rừng già rậm rạp và đầu còn lại chạy xuôi ra bờ biển. Điều kì lạ của cồn cát này là người ta không thể hiểu tại sao một cồn cát lớn như vậy có thể được hình thành trong một khu rừng rậm rạp, và nhất là trong điều kiện thời tiến ôn hòa ở nơi đây. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng một cảnh tượng ngoạn mục khi đứng trên đỉnh cồn vì nó cao hơn 107m trên mực nước biển, cao hơn bất kì ngọn cây nào trong cánh rừng.

5. Đảo Socotra ở cộng hòa yemen

Nếu một lúc nào đó chìm vào một giấc ngủ dài và tỉnh dậy ở hòn đảo Socotra thì chắc chắn, bạn sẽ bắt đầu nghĩ rằng mình đang bị lạc ở một xứ sở thần tiên nào đó. Socotra là nơi lạ lẫm nhất từng được biết tới trên trái đất này. Nói như vậy không hề quá tí nào. Với khí hậu khắc nghiệt và biệt lập với thế giới bên ngoài, Socotra có một hệ sinh thái mang bản sắc riêng vô cùng tuyệt vời. Socotra có những bãi biển đẹp thơ mộng, rộng lớn và các hang động đá vôi có thể dài đến 7km.


Khí hậu khô nóng khắc nghiệt đã khiến hệ thực vật kỳ lạ phát triển mạnh ở hòn đảo này. Hệ động thực vật ở Socotra vô cùng phong phú với hơn 700 loài và đặc biệt là hơn 1/3 số đó không hề được tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên Trái đất.


Theo các nhà khoa học nghiên cứu Socotra, rất nhiều loài thực vật ở đây đã có hơn 20 triệu năm tuổi. Đầu tiên là giống cây máu rồng (Dragon’s Blood Tree). Đây là nguyên liệu cho rất nhiều loại thuốc chữa bệnh, thuốc nhuộm được dự đoán là sử dụng trong các nghi lễ ma quái thời trung cổ. Nhánh cây rất dài, trải rộng như bầu trời đang bao phủ mặt đất. Nhìn từ trên cao xuống, ta sẽ thấy chúng giống những cây nấm khổng lồ.


Một loài cây khác đặc biệt không kém là hoa hồng sa mạc (Desert Rose, tên khoa học: Adenium obesium) với phần thân to như cặp chân voi.


Loài Dorstenia gigas cũng thu hút sự chú ý của các nhà khoa học khi có thể sinh trưởng mà không cần đất, cát. Rễ của chúng bám trên các ngọn núi đá. Một số cây còn bị phân hóa bởi thời tiết và khí hậu nên có hình dáng giống như biểu tượng chiến thắng (V - Victory).


Socotra còn là thiên đường với hơn 140 loài chim khác nhau, 10 trong số đó là loài đặc hữu của đảo, nghĩa là bạn sẽ không tìm thấy chúng ở bất cứ nơi nào khác. Đó là loài chim chích Socotra độc đáo, chim sáo đá, chim sẻ, chim cốc… tất cả đều những loài quen thuộc được phát hiện tại nơi đây.



Tháng 7 năm 2008, Đảo Socotra đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vì vẻ đẹp độc đáo, hoang sơ chưa bị con người tác động.

6. Rotorua, thành phố "mùi trứng thối"


Thành phố Rotorua nằm ở phái nam của hồ rotorua, trong vịnh Plenty, khu vực đảo bắc của  New Zealand. Thành phố này nổi tiếng với hoạt động địa nhiệt của nó. Ở bất cứ nơi đâu, bạn cũng có thể ngửi thấy mùi trứng thối ( mùi của khí H2S) tạo ra bởi hoạt động địa nhiệt nơi đây. Thành phố nổi tiếng với công viên Waiotapu, với hồ bùn sôi và rất nhiều địa điểm khác.

Công viên Waiotapu là khu vực có các hoạt động địa chất lộ thiên, một điểm đến không thể bỏ qua với du khách. Hồ Champagne chính là trung tâm của công viên. Mặt hồ được tạo bởi các mảng khoáng chất đủ màu (vàng, xám, cam, đỏ...) giống như một bức tranh nghệ thuật khổng lồ.


Một đụn lưu huỳnh vàng rực giữa hồ. Dưới lòng hồ là các lớp hợp chất sắt màu cam đỏ.


Trong công viên, ta có thể thấy rất nhiều miệng phun lưu huỳnh như thế này. Chất bột màu vàng quanh miệng phun chính là lưu huỳnh nguyên chất.


Tiêu điểm thứ hai sau hồ Champagne tại công viên là miệng phun nước. Mỗi ngày, cột nước phun một lần vào khoảng 10h15 - 10h30, cao khoảng 8 - 12m và có nhiệt độ 250 độ C.


7. Hồ Don Juan Pond  ở Nam Cực

Hồ Don Juan nằm ở Thung lũng khô McMurdo ở  Nam Cực , nổi tiếng là hồ mặn nhất thế giới. Hồ được phát hiện và đặt tên năm 1961 bởi Trung úy Don Roe và Trung úy John Hickey khi đang tiến hành nghiên cứu ở khu vực nam cực. Hồ chỉ rộng khoảng 300m vuông, sâu trung bình 1m, có hàm lượng muối lên đến 40%, gấp 18 lần so với nước biển thong thường, và mặn gấp 8 lần biển chết. Chính vì thế, hồ không bị đóng băng cho dù nó nằm ở một trong những nơi lạnh nhất và khô nhất trên trái đất.


Tại sao hồ có độ mặn cao đến vậy?

Sở dĩ vậy vì có mộ khe trầm tích mềm xốp ở phía tây của hồ. Mỗi khi độ ẩm tương đối trong không khí tăng vọt (khi nhiệt độ tăng lên trong ngày), muối trong đất hấp thu không khí ẩm. Sau đó, muối ngậm nước ngấm vào tầng đất xốp, đi tới tầng đất đóng băng vĩnh cửu bên dưới. Quá trình tuyết tan sẽ đem muối qua khe vào hồ.

8. Tảng băng trôi B15- Nam cực



B-15 là tảng băng trôi lớn nhất từng được ghi nhận với diện tích ban đầu là 3.100km vuông, lớn hơn cả diện tích của quốc đảo Jamaica. Nó được tạo thành từ vụ nổ của Ross Ice Shelf năm 2000. Năm 2003 nó bị vỡ lần đầu tiên và mảnh lớn nhất có tên B-15A tiếp tục trôi dạt về phía bắc, đến năm 2005 nó lại va đập và bị mất 8km vuông diện tích, vụ va đập khiến nhiều bản đồ Nam Cực phải viết lại. Năm 2006 một cơn bão ở Alaska đã cuốn B-15A đi 13.500km và tiếp tục vị vỡ thêm một lần nữa. Một thập kỷ qua phần lớn nhất của tảng băng hầu như không tan chảy. B-15A ngày nay vẫn tồn tại.

DiaOcOnline.vn - Theo Tri thức trẻ