TP.HCM siết dự án nhà ở cao tầng vì vỡ trận hạ tầng trung tâm

Cập nhật 03/07/2020 09:10

Tốc độ phát triển nhà ở quá nhanh trong khi tốc độ nâng cấp hạ tầng chưa tương xứng, TP.HCM buộc đề xuất hạn chế phát triển dự án nhà ở cao tầng đến năm 2025.

Ngập lụt, tắc đường là những hệ lụy mà TP.HCM đang hứng chịu bởi sự phát triển khó kiếm soát của nhà ở tự phát

Sở Xây dựng TP.HCM vừa trình UBND tỉnh đề án Xây dựng chương trình nhà ở giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó, 4 giải pháp chính mà đề án này đưa ra đó là: Tập trung chuyển đổi mô hình từ nhà ở thấp tầng sang nhà ở cao tầng hiện đại; tăng tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới; Phát triển nhà ở lan tỏa theo hệ thống giao thông đô thị; Phát triển hạ tầng đường hành lang ven kênh rạch, ngăn ngừa tái diễn tình trạng nhà trên và ven kênh rạch.

Cụ thể, theo đề án trên, tại các quận trung tâm như Quận 1, Quận 3, thành phố sẽ không chấp nhận chủ trương đầu tư dự án phát triển nhà ở nếu không có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng.

Tại các quận 4, 5, 6, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Bình Thạnh, Sở Xây dựng đề xuất hạn chế chấp thuận chủ trương thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng nếu chưa có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng.Yêu cầu các quận Tập trung chỉnh trang, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật để kêu gọi các dự án nhà ở mới.

Các quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân tập trung phát triển các dự án chung cư cao tầng dọc các trục giao thông lớn tuyến metro số 1, ưu tiên phát triển nhà ở xã hội.

Riêng đối với 5 huyện ngoài thành phố là Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ cũng sẽ ưu tiên phát triển nhà theo dự án, khu dân cư thay vì các nhà ở riêng lẻ. Chú trọng phát triển du lịch sinh thái, đô thị vệ tinh.

Một thực tế vẫn luôn tiếp diễn trong nhiều năm nay tại TP.HCM đó là hễ mưa là ngập, tình trạng ngập úng cục bộ đã tốn rất nhiều kinh phí, tài nguyên để khắc phục, thế nhưng đến nay vẫn chưa thể giải quyết triệt để. Bên cạnh đó là vấn đề ùn tắc giao thông cũng xảy ra "như cơm bữa".

Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là những hệ quả của việc hạ tầng không theo kịp sự phát triển của nhà ở. Theo số liệu của Sở Xây dựng TP.HCM hiện trên địa bàn toàn TP có hơn 1, 9 triệu căn nhà, trong đó 88% là nhà ở riêng lẻ, 12% là căn hộ chung cư. Mật độ nhà ở có những nơi lên tới 10.894 căn/km2.

Bên cạnh đó thso số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, từ năm 1993 – 2010, toàn TP ghi nhận 770 khu dân cư mới, hút tới 2 triệu lượt người đến các khu vực này sống.

Tuy nhiên, đáng buồn là sự phát triển này không tương ứng với sự nâng cấp hạ tầng kỹ thuật dẫn tới quá tải về hạ tầng chung, giao thông đô thị luôn tắc nghẽn giờ cao điểm, hệ thống nước thải chịu áp lực nặng nề,…

Theo KTS. Ngô Viết Nam Sơn, nguyên căn của những hệ lụy này là sự phát triển đô thị một cách tự phát, bê tông hóa quá nhiều, lấn chiếm hết không gian cho nước và cây xanh.

“Hiện nay, để giải quyết vấn đề này cần phải có những quy hoạch cụ thể, từ chống ngập, kẹt xe đến quản lý xây dựng đô thị, mật độ dân cư. Phải thực hiện một cách đồng bộ mới giải quyết được vấn đề mà TP.HCM đang hứng chịu thời gian qua” – KTS Ngô Viết Nam Sơn chia khẳng định.

Sở Xây dựng TP.HCM vừa trình UBND tỉnh đề án Xây dựng chương trình nhà ở giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó, 4 giải pháp chính mà đề án này đưa ra đó là: Tập trung chuyển đổi mô hình từ nhà ở thấp tầng sang nhà ở cao tầng hiện đại; tăng tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới; Phát triển nhà ở lan tỏa theo hệ thống giao thông đô thị; Phát triển hạ tầng đường hành lang ven kênh rạch, ngăn ngừa tái diễn tình trạng nhà trên và ven kênh rạch.

Cụ thể, theo đề án trên, tại các quận trung tâm như Quận 1, Quận 3, thành phố sẽ không chấp nhận chủ trương đầu tư dự án phát triển nhà ở nếu không có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng.

Tại các quận 4, 5, 6, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Bình Thạnh, Sở Xây dựng đề xuất hạn chế chấp thuận chủ trương thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng nếu chưa có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng.Yêu cầu các quận Tập trung chỉnh trang, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật để kêu gọi các dự án nhà ở mới.

Các quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân tập trung phát triển các dự án chung cư cao tầng dọc các trục giao thông lớn tuyến metro số 1, ưu tiên phát triển nhà ở xã hội.

Riêng đối với 5 huyện ngoài thành phố là Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ cũng sẽ ưu tiên phát triển nhà theo dự án, khu dân cư thay vì các nhà ở riêng lẻ. Chú trọng phát triển du lịch sinh thái, đô thị vệ tinh.

Một thực tế vẫn luôn tiếp diễn trong nhiều năm nay tại TP.HCM đó là hễ mưa là ngập, tình trạng ngập úng cục bộ đã tốn rất nhiều kinh phí, tài nguyên để khắc phục, thế nhưng đến nay vẫn chưa thể giải quyết triệt để. Bên cạnh đó là vấn đề ùn tắc giao thông cũng xảy ra "như cơm bữa".

Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là những hệ quả của việc hạ tầng không theo kịp sự phát triển của nhà ở. Theo số liệu của Sở Xây dựng TP.HCM hiện trên địa bàn toàn TP có hơn 1, 9 triệu căn nhà, trong đó 88% là nhà ở riêng lẻ, 12% là căn hộ chung cư. Mật độ nhà ở có những nơi lên tới 10.894 căn/km2.

Bên cạnh đó thso số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, từ năm 1993 – 2010, toàn TP ghi nhận 770 khu dân cư mới, hút tới 2 triệu lượt người đến các khu vực này sống.

Tuy nhiên, đáng buồn là sự phát triển này không tương ứng với sự nâng cấp hạ tầng kỹ thuật dẫn tới quá tải về hạ tầng chung, giao thông đô thị luôn tắc nghẽn giờ cao điểm, hệ thống nước thải chịu áp lực nặng nề,…

Theo KTS. Ngô Viết Nam Sơn, nguyên căn của những hệ lụy này là sự phát triển đô thị một cách tự phát, bê tông hóa quá nhiều, lấn chiếm hết không gian cho nước và cây xanh.

“Hiện nay, để giải quyết vấn đề này cần phải có những quy hoạch cụ thể, từ chống ngập, kẹt xe đến quản lý xây dựng đô thị, mật độ dân cư. Phải thực hiện một cách đồng bộ mới giải quyết được vấn đề mà TP.HCM đang hứng chịu thời gian qua” – KTS Ngô Viết Nam Sơn chia khẳng định.

DiaOcOnline.vn – Theo DĐDN