Lâu nay, việc Cục thuế Hà Nội ra văn bản yêu cầu các cơ quan thuế thu thuế đối với hợp đồng ủy quyền mua bán bất động sản đã gây nhiều bức xúc cho những người tham gia giao dịch trên thị trường.
Để hiểu rõ vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Hữu Hùng - nguyên Kiểm soát viên cao cấp Viện kiểm soát nhân dân tối cao, Trưởng Văn phòng công chứng Thành Đô.
* Ông đánh giá thế nào về việc Cơ quan thuế ra văn bản yêu cầu hợp đồng ủy quyền mua bán bất động sản phải nộp thuế?
Xét về hình thức, công văn không thể áp chế các quy định pháp luật vì vậy về hình thức ra văn bản là không hợp lý và không đúng trình tự ra văn bản quy phạm pháp luật
Thú hai, việc ủy quyền khác về cơ bản với hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất. Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng giao việc cho chủ thể khác thực hiện quyền của người ta chứ không phải chuyển toàn bộ chủ sở hữu sang nơi mà người ta ủy quyền.
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhà và đất về mặt pháp lý chuyển chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác như thế có nghĩa ta thấy rõ bản chất pháp lý của hai loại hợp đồng này đó chính là hợp đồng ủy quyền và hợp đồng chuyển nhượng.
Quan điểm chúng tôi là hợp đồng đánh thuế đối với các hợp đồng ủy quyền là không chuẩn xác và không phù hợp với việc áp dụng pháp luật.
* Cơ quan thuế lấy lý do hợp đồng ủy quyền là hình thức để nhà đầu tư lách thuế hợp đồng giao dịch vậy thu như vậy có ảnh hưởng gì đến người có nhu cầu ủy quyền thực sự?
Trong xã hội chúng ta cần đề phòng trường hợp lách thuế, thế nhưng ở đây trong hợp đồng ủy quyền cũng như hợp đồng ủy quyền sử dụng đất chúng ta tính thuế cho hợp đồng nào. Chúng tôi cho rằng phải tính thuế theo hợp đồng ủy quyền sử dụng đất còn bảo chúng ta dùng ủy quyền để chuyển nhượng cho nhau mà với hình thức đó để lách thuế là chưa chuẩn xác.
Bởi trong giao dịch dân sự, chúng ta vẫn ủy quyền cho nhau mà tất cả hợp đồng đó đều không lách thuế mà phù hợp với bộ luật dân sự.
Theo tôi, cơ quan thuế làm như vậy là không đúng. Việc áp dụng các quy định phải xuất phát từ lợi ích chung của xã hội, và khi đưa nó vào thực tiến thì cơ quan quản lý phải tính toán như thế nào để quy định đó được vận dụng đúng với tôn chỉ mục đích của pháp luật. Như vậy, quy định mới có tác dụng.
* Trên thực tế, có nhiều trường hợp mua bán bất động sản nhưng nhờ anh em ruột, bố mẹ đứng tên trong hợp đồng nhưng vẫn phải nộp thuế. Vậy theo ông, việc ủy quyền này vẫn phải nộp thuế, đó có phải là điều bất cập?
Trong quá trình chứng thực, tôi thấy các trường hợp anh em ủy quyền cho nhau, bố mẹ ủy quyền cho con trong các hợp đồng công chứng là rất nhiều. Trong các trường hợp ủy quyền như vậy mà vẫn bị áp thuế là không chấp nhận được. Vì vậy, cơ quan thuế cần xem xét lại việc ra công văn để quy định các trường hợp ủy quyền phải đóng thuế và quy việc ủy quyền này thành chuyển nhượng là không đúng bởi chuyển nhượng là chuyển từ sở hữu này sang sở hữu khác và người sử dụng này sang sử dụng khác.
Nếu không xem xét lại, thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Bởi, sẽ xảy ra tình trạng một căn hộ 1 chủ thể chuyển nhượng sẽ vẫn bị đánh thuế rất nhiều lần. Điều này không suất phát từ lợi ích của người dân và cũng trái với quy định luật dân sự.
DiaOcOnline.vn - Theo Vnmedia