Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, giá nhà đất trên thế giới rơi vào tình trạng ảm đạm. Song, ở một số nơi, giá BĐS vẫn không ngừng tăng lên.
10. Thụy Sĩ
Mức tăng giá trong 5 năm qua: 27,5%
Là đất nước có những thành phố đắt nhất thế giới, giá bất động sản của Thụy Sĩ đã bùng nổ trong 5 năm qua. Trong số 63 thành phố được khảo sát trên toàn thế giới vào năm 2011 thì St Moritz, Gstaad, và Geneva của Thụy Sĩ nằm trong số 10 thành phố có giá BĐS đắt nhất, đo bằng chi phí mét vuông. Mỗi mét vuông ở Geneva trung bình có giá là 31.900 USD trong quý IV năm 2011 và trong khi giá cho mỗi foot vuông là 3.000 USD.
9. Malaysia
Mức tăng giá trong 5 năm qua: 28,5%
Trong một nỗ lực để kiềm chế giá nhà leo thang tại Malaysia, chính phủ đang xem xét tăng gấp đôi giá nhập cảnh cho người nước ngoài mua bất động sản ở nước này. Trong quý III năm ngoái, giá nhà tăng 6,6% so với cùng kỳ một năm trước. Năm 2011, giá nhà ở Kuala Lumpur vào khoảng 5.000 USD cho mỗi mét vuông hoặc 500 USD cho mỗi foot vuông. Cũng trong năm ngoái, 11 tòa chung cư cao cấp đã được hoàn thiện ở Kuala Lumpur, cung cấp thêm 29.364 căn hộ. Năm 2012 dự kiến sẽ có 2.599 căn hộ nữa được hoàn thành.
8. Na Uy
Mức tăng giá trong 5 năm qua: 28.7%
Không giống như hầu hết các nước châu Âu khác đang đối mặt với triển vọng kinh tế ảm đạm, Nauy được dự đoán sẽ đạt mức tăng trưởng 2,7% trong năm 2012. Lãi suất ở mức thấp giúp cho phép công dân nước này có thể vay tiền mua nhà. Điều này đã làm cho giá nhà đất ở Na Uy tăng 6,8% trong tháng 3/2012. Theo số liệu của chính phủ, giá nhà ở bờ biển phía tây thành phố Stavanger, trung tâm công nghiệp dầu mỏ của đất nước, từ năm 2005 và 2011 đã tăng 92%.
7. Canada
Mức tăng giá trong 5 năm qua: 28.7%
Không giống như nước láng giềng Mỹ, nơi mà thị trường nhà đất vẫn chưa thể phục hồi từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, thị trường nhà đất của Canada đã ở lại mạnh mẽ trong vài năm qua. Thị trường bất động sản đắt nhất của Canada là Vancouver. Ở Vancouver, giá trung bình cho một khu BĐS là 734.207 USD (tháng 12/2011), cao hơn so với trung bình toàn quốc 358.261 USD.
6. Đài Loan
Mức tăng giá trong 5 năm qua: 30,1%
Đài Loan là một trong những nơi đông dân nhất thế giới. Đô thị hóa nhanh chóng đã khiến nhiều người ở thành phố Đài Bắc sống trong cảnh chật chội. Mặc dù giá nhà đất tăng hơn 30% trong 5 năm qua nhưng trong năm 2011 lại có phần suy giảm do chính phủ thực hiện nhiều biện pháp thắt chặt như đánh "thuế xa xỉ". Thuế 10% được áp dụng trên bất kỳ BĐS nào được đầu tư và bán trong vòng hai năm, 15% nếu BĐS được bán trong vòng một năm. Thuế này không áp dụng cho BĐS mà chủ sở hữu của nó đang sinh sống.
5. Colombia
Mức tăng giá trong 5 năm qua: 39,4%
Colombia là quốc gia duy nhất ở Nam Mỹ có tên trong danh sách. Kinh tế nhanh chóng mở rộng, với GDP tăng trưởng gần 6% trong năm 2011 (cao nhất trong bốn năm qua) đã dẫn đến sự gia tăng việc mua nhà, đặc biệt là tầng lớp trung lưu ngày càng tăng. Giá bất động sản tăng 3,2% trong năm 2011, trong khi doanh số bán nhà mới tăng 19% so với một năm trước.
4. Singapore
Mức tăng giá trong 5 năm qua: 50,5%
Singapore là thị trường bất động sản đắt nhất trong khu vực Đông Nam Á. Trong quý IV năm 2011, giá trung bình của một BĐS là 25.600 USD cho mỗi mét vuông hoặc 2.600 USD cho mỗi foot vuông. Năm ngoái, Singapore cũng được xếp thứ ba ở châu Á về giá cho thuê căn hộ cao cấp, chỉ đứng sau Hồng Kông và Tokyo. Lãi suất thấp cùng làn sóng người nước ngoài ồ ạt đến định cư trong vài năm gần đây đã khiến nhu cầu nhà ở tăng vọt. Để giảm sức nóng của thị trường, chính phủ đã quyết định đánh thuế 10% khi người nước ngoài mua BĐS ở Singapore.
3. Israel
Mức tăng giá trong 5 năm qua: 54,5%
Năm 2009, giá nhà tại Israel đã tăng hơn 21%, nhưng tới năm 2010 đã giảm xuống còn 16%. Giá nhà cao ở Israel đã dẫn đến một loạt các cuộc biểu tình vào năm 2011 khi người biểu tình yêu cầu chính phủ can thiệp để hạ nhiệt thị trường. Những cuộc xuống đường này dường như đã gây được tác động nhất định, làm giá nhà ở Israel giảm 1,2% trong năm 2011.
2. Hồng Kông
Mức tăng giá trong 5 năm qua: 93,7%
Bất động sản ở Hồng Kông đắt thứ hai thế giới. Là một trung tâm tài chính lớn toàn cầu, năm ngoái, Hồng Kông đã vượt qua London trở thành thị trường cho thuê văn phòng đắt nhất thế giới. Trong quý IV năm 2011, giá trung bình của một ngôi nhà trong khu vực chính là khoảng 47.500 USD cho mỗi mét vuông hoặc 4.400 USD cho mỗi feet vuông, cao thứ tư thế giới. Sự giàu có ngày càng tăng của Trung Quốc đại lục, cùng với việc hạn chế sở hữu BĐS của Trung Quốc đã dẫn đến dòng người ồ ạt mua BĐS ở Hồng Kông trong những năm gần đây. Các cuộc biểu tình từ người dân địa phương về giá cao và người nước ngoài sở hữu quá nhiều BĐS đã khiến Cơ quan tiền tệ Hồng Kông yêu cầu người có thu nhập chủ yếu không phải ở Hồng Kông phải trả thêm 10% trong hóa đơn thanh toán khi mua một ngôi nhà.
1. Trung Quốc
Mức tăng giá trong 5 năm qua: 110,9%
Trung Quốc là thị trường bất động sản nóng nhất của thế giới. Giá nhà đất ở các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải đã tăng hơn 110% trong 5 năm qua. Trong quý IV năm 2011, một ngôi nhà ở trung tâm Thượng Hải có giá 19.400 USD cho mỗi mét vuông hoặc 1.800 USD cho mỗi foot vuông. Tại Bắc Kinh, một ngôi nhà có giá trung bình 17.400 USD cho mỗi mét vuông hoặc 1.600 USD cho mỗi foot vuông. Những lo ngại về một bong bóng BĐS sẽ bị nổ đã khiến chính phủ phải chi tiêu nhiều trong hai năm qua để kiềm chế giá nhà, bằng cách hạn chế mua nhà nhiều, tăng lãi suất. Điều này đã giúp cho giá nhà giảm 0,1% trong tháng 2/2012. Tuy nhiên, giá nhà của đất nước này vẫn còn quá cao so với mức hợp lý.
DiaOcOnline.vn - Theo Giáo dục Việt Nam