Theo nghiên cứu mới nhất của Công ty Dịch vụ Bất động sản toàn cầu Jones Lang LaSalle (JLL), thị trường địa ốc châu Á Thái Bình Dương đang suy thoái ngày càng rõ nét, nhưng sẽ có sự phục hồi vào cuối năm 2009.
Trưởng ban nghiên cứu về châu Á Thái Bình Dương, Jane Murray, của Jones Lang LaSalle, cho biết: "Không giống như những lần trước, khủng hoảng lần này hy vọng sẽ chỉ lan sang các thị trường trong khu vực ở mức độ vừa phải nhờ các yếu tố cơ bản hỗ trợ thị trường khá tốt".
Các yếu tố tác động đến cấu trúc của thị trường trong dài hạn và triển vọng tăng trưởng kinh tế sẽ đảm bảo khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ tiếp tục gia tăng sức hấp dẫn cho thị trường bất động sản toàn cầu.
Ở phân khúc văn phòng cho thuê vốn được dự báo là nóng nhất, nhiều công ty đang có kế hoạch trì hoãn các kế hoạch mới, ngừng các dự án nâng cấp văn phòng đang có, giảm giá cho thuê...
"Ảnh hưởng nặng nhất của tình trạng xấu này là thị trường Tokyo và nhiều thị trường khác cũng sẽ theo gót trong giai đoạn từ 12 đến 18 tháng tới. Nhưng tỷ lệ văn phòng trống thấp và nguồn cung giới hạn có thể sẽ hạn chế tác động tiêu cực của việc giảm nhu cầu thuê".
Dù vậy, tiềm năng bội cung cũng là một vấn đề ở một số khu vực, đáng chú ý là những thành phố cấp I của Trung Quốc và một số tiểu thị trường ở các khu vực ngoại ô các thành phố ở Ấn Độ.
Tại các khu vực bán lẻ, điều kiện kinh doanh khó khăn, nhưng nhờ một số nguồn cung mới, giá thuê hy vọng sẽ chỉ tăng ở mức độ vừa phải.
Mảng thị trường này sẽ có những thay đổi về mô hình buôn bán, nhất là sự nổi lên nhanh chóng của thị trường Trung Quốc và Ấn Độ, nơi có nhiều trung tâm mua sắm lớn.
Phân khúc bất động sản công nghiệp cũng cho thuê để phát triển ngắn hạn bởi nguồn cầu khá ít do nền kinh tế đi xuống trong khi giá năng lượng tăng cao.
Tuy nhiên những động cơ dài hạn cơ bản nằm ở nhu cầu ngày càng cao về chất lượng các ngành giao nhận để thúc đẩy thương mại và tiêu dùng nội địa cũng như sự tăng trưởng ở các nước châu Á.
Theo Đô Thị