Mức giá giao dịch của nhà ở trên toàn cầu được ghi nhận trung bình tăng 2.8% cho đến tháng 12 năm 2010, theo dữ liệu mới nhất từ chỉ số giá nhà ở toàn cầu của công ty Knight Frank đưa ra.
Thị trường bất động sản toàn cầu có sự phân kỳ sắc nét giữa các nền kinh tế đã phát triển và đang phát triển. Ảnh: Internet.
|
Sự tăng trưởng được dẫn đầu bởi khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với mức tăng 7.5%, vùng Trung Đông tăng 5.3% và khu vực Nam Mỹ tăng 3.8%, nhưng mặt bằng giá chung đã giảm xuống từ mức 3.1% được ghi nhận trong quý 3 của năm 2010.
Khu vực trong tình trạng ảm đạm nhất là tại Bắc Mỹ, nơi mà không chứng kiến bất kỳ sự thay đổi nào về giá trị trong khoảng thời gian 12 tháng trước đó, chỉ số này cũng cho thấy.
Các địa phận quốc gia có tốc độ gia tăng cao nhất là Hong Kong với mức tăng 20.1%, nơi mà chính phủ đang tìm mọi cách để kéo giá đầu cơ tăng lên trong tầm kiểm soát, theo sau là Latvia tăng 16.9% do thị trường đang có dấu hiệu hồi phục trở lại từ một mức suy giảm khó tin lên đến 70% trong suốt giai đoạn khủng hoảng tín dụng và Israel tăng 16.2% khi tại đây vẫn còn đang hưởng lợi từ những nguồn đầu tư đáng kể vào bên trong thị trường nội địa từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo ông Liam Bailey, trưởng nhóm nghiên cứu về bất động sản thuộc các khu dân cư tại Knight Frank, hiện nay thị trường có những điều kiện tương đối ôn hòa, với tăng trưởng giá bán bình quân hàng năm trên toàn thế giới ở mức độ khiêm tốn nhưng mức trung bình che dấu đi những khác biệt lớn trong từng khu vực và mỗi quốc gia.
“Thực tế có thêm một mối quan tâm khác là số liệu hàng năm này che dấu một thực trạng rằng ngày càng có nhiều quốc gia đang chứng kiến những biến động về giá có tính chất tiêu cực theo hàng quý.”, ông Bailey lý giải.
Các phân tích của ông cho thấy rằng trong quý 2 năm 2010, tỷ lệ thống kê của các quốc gia về chỉ số ghi nhận mức tăng trưởng âm theo quý thì ít hơn một phần ba ở mức 31%, nhưng trong quý 3 đã tăng lên 35% và trong quý thứ 4 chỉ số này đã tăng đến 41%.
“Một số lượng ngày càng tăng của các quốc gia châu Âu và cũng đồng thời trong các thị trường tại Hoa Kỳ, toàn bộ đã trải qua tình trạng suy yếu hơn trong nửa sau của năm 2010, sau khi đã có một sự phục hồi ngắn trong 12 tháng trước đó.", ông Bailey cho biết.
"Xu hướng này đang được gia cố bởi những tín hiệu suy yếu từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với việc Ấn Độ, Đài Loan và Nhật Bản tất cả đều ghi nhận mức giá tăng trưởng âm trong nửa sau của năm 2010. Xu hướng chính đang diễn ra trên thị trường toàn cầu là sự dàn trải của các gói kích thích kinh tế đưa ra trong năm 2009 ở châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương.", ông giải thích.
"Tác động của các dòng vốn đầu cơ (hot money) được tạo ra bởi việc nới lỏng định lượng có thể tiêu tan dần, đặc biệt là ở châu Á, nơi mà 30%, 40%, 50% và thậm chí cao hơn tỷ lệ tăng trưởng hàng năm, đã được phổ biến ở một số thành phố của Trung Quốc và Ấn Độ cách đây một năm, hiện giờ đã được làm dịu đi đáng kể.
"Ngược lại, tại châu Âu và Mỹ, những phần còn lại cuối cùng của gói kích cầu, tỷ lệ lãi suất cực thấp được coi như là nguy cơ tiềm ẩn đối với tính ổn định liên tục của thị trường. Ví dụ, các cuộc thảo luận xung quanh sự gia tăng sắp xảy ra ở Vương quốc Anh với tỷ lệ từ 0.5% đến 0.75% là đủ để gây ra hoang mang trong số những nhà bình luận về thị trường nhà ở.", ông nói thêm.
Ông Bailey tin rằng dường như ngày càng có khả năng là thị trường châu Á sẽ thoát khỏi một cuộc khủng hoảng về giá, nhưng trong nhiều thị trường đã nóng sốt trước đây, sự giảm giá trong cuối năm nay dường như là một giả định thực tế.
"Trên khắp châu Âu và Mỹ, việc thiếu ngân hàng cho vay có thể sẽ kéo dài thời gian đảo chiều của giá giao dịch trong diễn biến gần đây. Tóm lại, ngoài các thị trường cao cấp tại những khu trung tâm thành phố trên toàn cầu, rất khó để chứng kiến được những gì có thể mang lại một sự cải thiện nhanh chóng trong thị trường nhà ở tại các nền kinh tế phát triển.", ông kết luận.
DiaOcOnline.vn - Hà Duy
Lược Dịch theo Propertywire