Người dân ngôi làng Hoa Tây, huyện Giang Âm, tỉnh Tô Châu, Trung Quốc vừa vung tay chi tới ba tỷ Nhân dân tệ (tương đương với 9.800 tỷ đồng) xây khách sạn dát vàng chọc trời. Đây được xem là một trong những khách sạn lớn nhất ở Trung Quốc.
Khách sạn có tên gọi là “Khách sạn quốc tế Long Hy”, được xây dựng với số tiền lên tới 3 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 0,47 tỷ USD). Mỗi hộ gia đình trong trong ngôi làng được mệnh danh là giàu nhất Trung Quốc này đóng góp 10 tỷ Nhân dân tệ.
Khách sạn Long Hi ở làng Hoa Tây, vừa khai trương hôm 8/10.
Với chiều cao 328m, tương đương với Trung tâm thương mại quốc tế cao nhất ở Bắc Kinh, Long Hy được xem là một trong những khách sạn lớn nhất Trung Quốc. Đây là một món quà xa xỉ của người dân địa phương để đánh dấu 50 năm ngày thành lập ngôi làng Hoa Tây ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
Bức tượng trâu vàng trị giá 300 triệu Nhân dân tệ được đặt ở tầng 60
Được biết khách sạn gồm 74 tầng, trở thành tòa kiến trúc mang tính biểu tượng của “Thiên hạ đệ nhất thôn”. Bên trong được trang trí với nhiều nội thất rất xa hoa, sang trọng. Chót vót trên tầng 61 là một vườn hoa nở rộ và những hồ bơi lớn trên không trung với đầy đủ dịch vụ. Tại tầng hai còn có khu mua sắm với diện tích 2.000 m2. Đặc biệt, có một bức tượng trâu làm bằng vàng nguyên chất có trị giá 300 triệu Nhân dân tệ được đặt ở tầng 60 của khách sạn.
Khách sạn Long Hi nhìn từ trên cao
Mỗi tầng của khách sạn có một phong cách riêng
Vòi nước cũng được dát vàng
Ngôi làng này cũng vừa chi tiêu 90 triệu Nhân dân tệ (tương đương 288 tỷ đồng) tậu hai máy bay trực thăng và 10 triệu Nhân dân tệ để xây bãi đỗ máy bay. Chính quyền địa phương cho hay, họ đã bắt đầu nhiều dự án cho du khách tham quan làng Hoa Tây bằng máy bay. Mới đây, hơn 3.600 du khách vừa được du ngoạn ngôi làng bằng trực thăng.
Rất nhiều nội thất khác được dát vàng lấp lánh
Phòng ưng bày vàng ở tầng 60
Nhiều người cho rằng, ngôi làng này đang cố phô trương sự giàu có khi xây dựng khách sạn Long Hy. Thế nhưng, theo cách nói của Bí thư Ngô Nhân Bảo, đây lại là “biểu hiện của tốc độ đô thị hóa nông thôn”. Họ không chỉ muốn xây ngôi làng như một thành phố hiện đại, mà còn muốn thu hút người dân ở các thành phố khác đến làm lợi cho ngôi làng.
DiaOcOnline - Theo Chinadaily