Mỹ lại chi tiền cứu thị trường địa ốc

Cập nhật 29/03/2010 14:30


Ảnh minh họa
Đến ngân hàng để gửi tiền? Không, gần đây, người Mỹ đều đang phải trả “chìa khóa” cho các ngân hàng. Số liệu mới nhất cho thấy, hiện có khoảng 11 triệu hộ gia đình xuất hiện vấn đề quỵt nợ, dưới sức ép thất nghiệp cao, tần suất tịch thu tài sản thế chấp đang có chiều hướng gia tăng.

Theo số liệu mà Bộ Lao động Mỹ công bố hôm thứ Sáu (23/3) vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp của 27 bang trong tháng 2 đều tăng hơn so với tháng trước.

Tần suất tịch thu tài sản thế chấp mỗi ngày đều tăng, chương trình cải cách “thị trường địa ốc” của Bộ Tài chính Mỹ lại bị trì hoãn. Chính phủ Obama đành phải lại một lần nữa tung ra chương trình tịch biên nhà ở trị giá 14 tỷ USD, hỗ trợ cho những người mua nhà thất nghiệp sửa đổi lại kế hoạch vay vốn mua nhà, giảm nhẹ đi áp lực trả nợ và hạ thấp tần suất tịch biên nhà ở.

Chỉ có sau khi giá nhà đất ổn định trở lại, Mỹ mới có thể thật sự thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Đây là quan điểm trong lần phát ngôn mới nhất của cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Alan Greenspan. Tuy nhiên, vòng đầu tiên của chính sách kích thích này đã kết thúc, chính phủ Mỹ vẫn chưa tìm thấy bí quyết để ổn định giá bất động sản.

Chương trình mới chủ yếu dành cho những người đi vay thất nghiệp và những người vay nợ mà số tiền vay mua nhà đã vượt quá giá trị căn nhà. Nội dung bao gồm sửa đổi điều khoản của Cục quản lý nhà ở (FHA), tức là trước năm 2012, chính phủ sẽ tạo cơ hội sửa đổi lần thứ hai và giảm khoản cho vay mua nhà đất cho 3 triệu – 4 triệu chủ sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, gói viện trợ 14 tỷ USD nhiều nhất chỉ có thể giúp đỡ được 2,8 triệu người.

Liệu có phải Tổng thống Obama tài sức có hạn? Một số nhà kinh tế không chấp nhận với đề án mới này. Họ cho rằng, chương trình này không khác gì mấy so với với các chính sách trước đó, hiệu quả thu về rất nhỏ, lần này cũng không thấy được tác dụng to lớn. Giải cứu thị trường bất động sản đồng nghĩa với việc các ngân hàng đầu tư sẽ phải thừa nhận các khoản thua lỗ mới, việc này đối với những ngân hàng vừa mới thở phào nhẹ nhõm là một thách thức lớn.

Cũng có một số quan chức cho rằng, các nhà đầu tư chưa cần thiết phải can tâm tình nguyện thi hành kế hoạch mới của chính phủ, đến thời điểm này, giữa những người đi vay và người cho vay vẫn không thể thiếu những trận đấu ác liệt. Ngay cả khi chương trình cứu trợ thành công, các cử tri cũng không vui vẻ gì, bởi vì việc cứu trợ các ngân hàng đã khiến họ tức giận, giải cứu trợ ngành bất động sản chỉ là một tai họa cho những người đóng thuế tại Mỹ. Các cơ quan chính phủ trong 3 năm qua vẫn đang vật lộn để vực dậy thị trường bất động sản.

DiaOcOnline.vn - Theo Vitinfo