Người sắp định cư ở nước ngoài có được đứng tên chủ quyền nhà mình đang ở không?

Cập nhật 09/05/2012 09:30

Kính gửi Luật sư. Cho tôi xin hỏi vấn đề như sau: Người sắp di dân và định cư ở nước ngoài có được đứng tên chủ quyền nhà mình đang sở hữu hay phải nhờ người khác đứng tên dùm.

Câu hỏi:

Kính gửi Luật sư. Cho tôi xin hỏi vấn đề như sau: Người sắp di dân và định cư ở nước ngoài có được đứng tên chủ quyền nhà mình đang sở hữu hay phải nhờ người khác đứng tên dùm.

Xin chân thành  cảm ơn!

Kính gửi Quý bạn đọc

Café Luật – Chuyên mục hợp tác giữa Cổng thông tin và giao dịch DiaOcOnline.vnCông ty luật hợp danh Thiên Thanh xin gửi đến bạn lời chào trân trọng. Theo nội dung thư bạn gửi; Căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành Café Luật xin phúc đáp đến bạn như sau:

Pháp luật hiện hành không có quy định việc công dân Việt Nam khi rời Việt Nam đi định cư ở nước ngoài phải chấm dứt các quyền đối với tài sản đã có trước khi xuất cảnh. Về nguyên tắc, căn nhà của ông hiện đã được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, nay chưa chuyển quyền sở hữu cho người khác, thì vẫn thuộc quyền sở hữu của ông.

Theo khoản 1 Điều 45 Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, cá nhân thuộc đối tượng có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam và có giấy tờ chứng minh về việc tạo lập hợp pháp nhà ở theo quy định thì được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở đó mà không bắt buộc phải có điều kiện về hộ khẩu thường trú, đăng ký kinh doanh tại nơi có nhà ở (trừ trường hợp nhà đã mua là nhà ở xã hội).

Cũng theo khoản 1 Điều 65 Nghị định 71/2010/NĐ-CP quy định, đối với trường hợp được sở hữu nhà tại Việt Nam thì “Thời hạn sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài là ổn định, lâu dài”. Như vậy, sau khi đi định cư ở nước ngoài, ông vẫn tiếp tục được quyền sở hữu đối với căn nhà tại Việt Nam đã được ông tạo lập hợp pháp và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu trước khi xuất cảnh. Ông có thể ủy quyền cho người thân trong nước quản lý, trông nom, hoặc thay mặt ông thực hiện quyền của chủ sở hữu trong việc bán, cho tặng nhà ở của ông.

***

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email cafeluat@diaoconline.vn

Trân trọng.

Chuyên mục Café Luật

DiaOcOnline.vn mong muốn trở thành cầu nối cho bạn đọc với các chuyên gia trong từng lĩnh vực địa ốc. Hiện nay, qua DiaOcOnline.vn, bạn có thể kết nối với các chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, pháp lý nhà đất, phong thủy nhà đất.

Nếu có nhu cầu được tư vấn về kiến trúc, pháp lý, phong thủy trong lĩnh vực nhà đất, bạn hãy click ngay vào đây để tìm hiểu về nhà tư vấn và gửi câu hỏi. Chúng tôi sẽ liên hệ với chuyên gia và đưa ra câu trả lời cho bạn trong thời gian sớm nhất.


DiaOcOnline.vn