Dì của tôi ở Úc muôn để di chúc nhà lại cho tôi, có được không và cần thủ tục gì?

Cập nhật 19/11/2013 16:19

Tôi có người dì ruột đang sống một mình ở Úc, muốn làm di chúc để lại căn nhà đang ở tại Úc cho tôi có được không?

Kính chào Café Luật!

Tôi có có vấn đề mong được giải đáp:

Tôi có người dì ruột đang sống một mình ở Úc, muốn làm di chúc để lại căn nhà đang ở tại Úc cho tôi có được không? Nếu được thì phải cần thủ tục như thế nào? .

Rất mong nhận được sự tư vấn tận tình từ luật sư!

Tôi xin chân thành cảm ơn !


Kính gửi Quý bạn đọc

Café Luật – Chuyên mục hợp tác giữa Cổng thông tin và giao dịch DiaOcOnline.vnVăn phòng luật Trí Minh xin gửi đến bạn lời chào trân trọng. Theo nội dung thư bạn gửi; Căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành Café Luật xin phúc đáp đến bạn như sau:

Về câu hỏi của bạn Luật sư Hoàng Văn Thạch – Văn Phòng Luật sư Trí Minh  trả lời như sau:

Để xác định việc gì bạn làm di chúc để lại căn nhà tại Úc cho bạn cần xác định vấn đề nội dung của di chúc, hình thức của di chúc cũng như năng lực lập di chúc của gì bạn.

- Về năng lực lập di chúc: Khoản 1 Điều 768 BLDS quy định năng lực lâp di chúc phải tuân theo pháp luật nơi người lập di chúc là công dân? Vậy gì bạn có quốc tịch Việt Nam hay Úc. Nếu quốc tịch nước nào thu tuân theo quy định của nước đó. Nếu dì bạn có song song hai quốc tịch Việt Nam và Úc thì trường hợp này pháp luật dân sự không đề cập (vì thời điểm ban hành Bộ luật dân sự việc cho phép công dân vừa có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước ngoài cực kỳ hạn chế theo quyết định của Thủ tướng chính phủ) nhưng có thể hiểu là phải tuân thủ pháp luật của cả Việt Nam và Úc. Trường hợp có sự xung đột thì có trên nguyên tắc tương tự phải ưu tiên áp dụng pháp luật nơi người đó đang cư trú theo quy định tại Khoản 2 Điều 670 BLDS – tức pháp luật Úc.

Về năng lực lập di chúc theo pháp luật Việt Nam Điều 647 BLDS quy định như sau:

“1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý”

- Hình thức của di chúc: Theo khoản 2 Điều 768 thì hình thức di chúc tuân theo pháp luật nơi người đó lập di chúc. Nếu gì bạn lập di chúc tại Úc thì phải tuân theo pháp luật Úc.

- Về tài sản thừa kế: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 766 BLDS thì các quyền tài sản phải tuân theo pháp luật nơi có tài sản. Tức là pháp luật Úc.

Tóm lại dù di bạn là người Việt hay người Úc thì việc để lại di chúc của dì bạn được điều chỉnh chủ yếu bời pháp luật Úc. Do vậy đề có thể trả lời chính xác câu hỏi của bạn; bạn cần tham khảo tư vấn của một hãng luật tại Úc về quy định pháp luật của Úc đối với trường hợp của dì bạn. Sau đó tham khảo với quy định của pháp luật Việt Nam để có được một hướng giải quyết cụ thể.

Chúc bạn thành công!

***

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email cafeluat@diaoconline.vn hoặc qua Tổng đài tư vấn 19006665

* Bạn đọc vui lòng gửi nội dung được ghi bằng tiếng Việt có dấu.

Trân trọng.

Chuyên mục Café Luật
 

DiaOcOnline.vn mong muốn trở thành cầu nối cho bạn đọc với các chuyên gia trong từng lĩnh vực địa ốc. Hiện nay, qua DiaOcOnline.vn, bạn có thể kết nối với các chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, pháp lý nhà đất, phong thủy nhà đất.

Nếu có nhu cầu được tư vấn về kiến trúc, pháp lý, phong thủy trong lĩnh vực nhà đất, bạn hãy click ngay vào đây để tìm hiểu về nhà tư vấn và gửi câu hỏi. Chúng tôi sẽ liên hệ với chuyên gia và đưa ra câu trả lời cho bạn trong thời gian sớm nhất.


DiaOcOnline.vn