Sử dụng vật liệu xây không nung: Khuyến khích tiến tới bắt buộc!

Cập nhật 05/05/2012 09:20

Đây là nội dung được đưa ra tại Hội nghị về việc triển khai chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung do Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (4/5) tại Hà Nội.

Đây là nội dung được đưa ra tại Hội nghị về việc triển khai chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung do Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (4/5) tại Hà Nội.

Tại hội nghị, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, Nhà nước nên có cơ chế khuyến khích và tiến tới bắt buộc sử dụng VLXKN tại các công trình xây dựng đặc biệt là nhà ở và công trình dân dụng.

Nhà nước nên có cơ chế khuyến khích và tiến tới bắt buộc sử dụng VLXKN tại các công trình xây dựng Lợi ích cao – thân thiện môi trường

Theo các chuyên gia, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 20 tỷ viên gạch. Với đà phát triển này, đến năm 2020, lượng gạch cần cho xây dựng là hơn 40 tỷ viên/1 năm.

Để đạt được số lượng gạch trên, nếu dùng đất nung thì sẽ mất rất nhiều đất canh tác, ảnh hưởng nghiêm trong đên an ninh lương thực, và phải sử dụng một lượng than hóa thạch khổng lồ, kèm theo đó là một lượng củi đốt rất lớn dẫn đến chặt phá rừng, mất cân bằng sinh thái, hậu họa của thiên tai. Và nghiêm trong hơn còn gây ô nhiễm môi trường, để lại hậu quả dài lâu.

Các chuyên gia cũng cho biết, khi sử dụng công nghệ gạch không nung sẽ khắc phục được những nhược điểm trên, đem lại công việc ổn định cho người lao động, phù hợp với chủ chương chính sách của đảng, nhà nước và nguyện vọng của nhân dân, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, đem lại lợi ích cho xã hội.

Bên cạnh đó, gạch không nung sử dụng các nguồn nguyên vật liệu chính trong tự nhiên như: Đá, cát, vôi, thạch cao, xi măng và bột nhôm... Các loại nguyên vật liệu này có mặt ở khắp nơi, việc khai thác và sử dụng chúng không gây tác động đến môi trường tự nhiên của quốc gia. Quá trình sản xuất lại không sinh ra chất gây ô nhiễm, không tạo ra chất phế thải hoặc chất thải độc hại nên không ảnh hưởng đến môi trường và con người.

Ông Phan Văn Bắc - Phó vụ trưởng Vụ VLXD Bộ Xây dựng thừa nhận: “Nếu sử dụng vật liệu này thì mùa đông ấm, mùa hè mát vì nó chống nhiệt bên ngoài vào và giữ nhiệt bên trong".

Về tính kinh tế, ông Bắc đưa ra dẫn chứng, khi sử dụng VLXKN điển hình là sản phẩm bê tông khí chưng áp thay thế cho gạch rỗng 2 lỗ thông thường trong công trình nhà ở cao tầng thì chi phí xây thô sẽ giảm từ 10 – 12%. Bên cạnh đó, do sản phẩm này nhẹ nên tốc đô thi công nhanh, giảm tiêu hao nhân công, đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình, giảm chi phí quản lý và mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư.

Một đặc tính khác, gạch bê bông khí chưng áo có kết cấu với nhiều lỗ khí, lượng lỗ khí được phân bố đều đặn với mật độ cao vì vậy nó có tính năng cách âm tốt hơn nhiều so với các loại VLXD khác.

Khuyến khích tiến tới...bắt buộc


Có một thực tế, mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thấy được nhiều lợi thế từ sản phẩm vật liệu không nung. Tuy nhiên do thói quen sử dụng gạch nung cho việc xây dựng nhà và các công trình dân dụng chiếm 93% nên ban đầu sản phẩm tiêu thụ rất khó khăn. Cùng với đó, Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể, nhất là ưu đãi trong vay vốn, giảm thuế… chưa hình thành đồng bộ tiêu chuẩn sản phẩm, kỹ thuật sản xuất; chưa ban hành được đơn giá, quy phạm, định mức xây dựng liên quan đến sản xuất và sử dụng vật liệu không nung trong các công trình xây dựng.

Tại hội nghị, kỹ sư Hà Tấn Trường – Viện Kinh tế Xây dựng kiến nghị Nhà nước nên có cơ chế khuyến khích và tiến tới bắt buộc sử dụng VLXKN không các công trình xây dựng đặc biệt là nhà ở và công trình dân dụng. Bên cạnh đó cần tiếp tục đầu tư các cơ sở sản xuất, sử dụng các loại gạch xây không nung; bổ sung cơ chế chính sách để các doanh nghiệp xây dựng đào tạo tay nghề, bồi dưỡng kỹ thuật cho các công nhân trực tiếp thực hiện xây, trát các kết cấu sử dụng loại vật liệu mới này.

Trước thự tế trên, Vụ trưởng Vụ VLXD - Bộ Xây dựng Lê Văn Tới cho rằng, việc tạo cơ chế đồng bộ cho VLXKN cần phải đẩy nhanh hơn vì những mục tiêu xã hội hết sức tốt đẹp. “Hơn lúc nào hết chúng ta cần đồng bộ tháo gỡ và tạo điều kiện về cơ chế và tổ chức quản lý để phù hợp với xu thế phát triển, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, làm phong phú sản phẩm vật liệu xây dựng” – ông Tới nhấn mạnh.

Cùng với đó, Bộ Xây dựng cũng được Thủ tướng Chính cho phép ban hành các cơ chế chính sách đồng bộ nhằm tăng cường sử dụng VLXKN theo hướng các công trình sử dụng vốn nhà nước như: Trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học... bắt buộc phải sử dụng VLXKN; các công trình nhà cao tầng không phân biệt nguồn vốn, ưu tiên sử dụng VLXKN, đặc biệt là VLXKN loại nhẹ tối thiểu phải đạt 30% trong tổng số vật liệu xây; đồng thời, khi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, các chủ đầu tư phải chú ý việc ưu tiên sử dụng VLXKN.

Hiện gạch không nung đã được những công trình lớn tại Hà Nội sử dụng như Keangnam Landmark Tower, Hotel Plaza, Habico tower, Indochina Plaza...

DiaOcOnline.vn - Theo DĐDN