Với giá thép như hiện tại, người tiêu dùng đang được “lời” 5 triệu đồng/tấn. Đây là mức giá thấp mà chính chúng tôi cũng không ngờ được.
Với giá thép như hiện tại, người tiêu dùng đang được “lời” 5 triệu đồng/tấn. Đây là mức giá thấp mà chính chúng tôi cũng không ngờ được.
Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam chia sẻ với PV về những khó khăn mà ngành thép đang phải hứng chịu.
Ông nói: Doanh nghiệp ngành thép hiện nay đang rất khổ, bởi giá thép không bù đắp được lãi suất ngân hàng phải gánh.
Nếu lạm phát giảm xuống dưới hai con số, tiêu thụ thép có thể sẽ trở lại bình thường. Nhưng nếu lạm phát vẫn ở mức cao sẽ ảnh hưởng đến tiêu thụ thép trong cả năm 2009 nữa.
Ông cũng thẳng thắn thừa nhận, những yếu kém trong khâu dự báo cung - cầu thị trường đã khiến ngành thép “điêu đứng”.
* Thưa ông, còn nhớ cách đây không lâu, khi các DN “ùn ùn” xuất ngược phôi, chính Hiệp hội đã cảnh báo trong quý IV/2008 tình trạng thiếu phôi thép sẽ diễn ra. Nhưng hiện nay, mọi diễn biến dường như không như vậy?
- Đúng là ở đây đang xảy ra một nghịch lý. Đó là ngay trong thời mùa xây dựng nhưng lượng tiêu thụ thép hiện nay lại giảm mạnh. Các doanh nghiệp thép điêu đứng vì xuất không xong, trong khi ngân hàng đang gõ cửa đòi nợ.
Chúng tôi thừa nhận là đã không dự báo chính xác được lượng cung - cầu của thị trường khiến các DN lâm vào thế “khóc dở, mếu dở” như hiện nay.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất với ngành thép hiện nay là việc đình hoãn các công trình, dự án xây dựng trong mục tiêu kiềm chế lạm phát của chính phủ. Các dự án lớn của nhà nước đều phải rà soát lại, được Nhà nước chấp thuận mới được làm, còn đa phần đều bị cắt giảm, công ty nào cũng bị cắt, Bộ nào cũng bị cắt giảm khá nhiều, đặc biệt là các công trình đang thi công. Đây là nguyên nhân khiến lượng thép tiêu thụ giảm mạnh thời gian qua.
Đây là tháng thứ tư liên tiếp tiêu thụ thép giảm mạnh, tháng 5 chúng ta còn tiêu thụ được 337 nghìn tấn, đến tháng 6 còn hơn 283 nghìn tấn nhưng đến tháng 9 chỉ còn 115 nghìn tấn. Sản lượng tiêu thụ trong tháng trước đã giảm xuống 1/3 so với lượng thép tiêu thụ trung bình 4 tháng.
Với mức thuế 20%, lượng phôi ứ đọng trong nước rất lớn, hơn nửa triệu tấn phôi không bán được. Các doanh nghiệp sản xuất phôi thiếu tiền thanh toán, nợ nần nhiều, họ gây áp lực lên Hiệp hội đòi giảm thuế từ xuống 2% hoặc 0%.
Chúng tôi cũng đã kiến nghị lên Bộ Công Thương, tốt nhất là từ nay tới cuối năm, nếu tồn kho dư thừa 400 nghìn tấn và tiêu thụ ở mức này thì một quý nữa cũng chỉ tiêu thụ hết lượng tồn kho.
Số phôi tồn nửa triệu tấn hoàn toàn đủ sức cung ứng cho sản xuất trong nước. Vấn đề bây giờ phải tìm đường xuất, hạ thuế để DN có thể xuất được.
Một tấn thép chênh với giá thế giới 10 USD đã quý, nhưng với mức thuế hiện nay phải chênh tới gần 20 USD, không ai có thể xuất được. Bộ Công Thương đã đề nghị giảm thuế xuống 2% từ cuối tháng 9 nhưng Bộ Tài chính mới chỉ giảm xuống 10%.
Hiện nay giá nguyên liệu cũng rất cao, tới thời điểm này giá bình quân là 600 USD/tấn thép phế, cộng thêm 200 USD luyện nữa mới ra phôi, bán 800 USD/tấn mới không lỗ. Trong khi phôi thế giới chỉ còn 600 - 630 USD/tấn, nếu xuất DN cũng đã chịu lỗ, nhưng xuất đi sẽ đỡ lỗ hơn là để tồn kho như hiện nay.
* Như vậy, theo ông khâu dự báo không chuẩn xác của Hiệp hội và doanh nghiệp là nguyên nhân dẫn đến khó khăn của DN hiện nay?
- Đúng là việc dự báo đã không hoàn toàn chuẩn xác. Có giai đoạn giá phôi thép thậm chí cao hơn cả giá thép thành phẩm đã dẫn đến hiện tượng xuất ngược phôi, điều chưa từng có ở Việt Nam. Vì lo không đủ phôi sản xuất trong nước, nên Tổng công ty Thép đã vội kiến nghị tăng thuế xuất khẩu phôi lên tới 30-40%.
Những yếu kém trong khâu dự báo cung - cầu thị
trường phần nào khiến ngành thép “điêu đứng”.
DiaOcOnline.vn - Theo VTC News