Theo Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), nếu tiếp tục đà phát triển như hiện nay thì đến năm 2020, Việt Nam thừa 30 - 35 triệu tấn xi măng.
Theo Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), nếu tiếp tục đà phát triển như hiện nay thì đến năm 2020, Việt Nam thừa 30 - 35 triệu tấn xi măng.
Năm nay, cả nước có 18 dự án xi măng với tổng công suất 20,47 triệu tấn sẽ đi vào hoạt động, trong đó có 10 dự án xi măng của Vicem với tổng công suất gần 11 triệu tấn.
Như vậy, việc sản xuất xi măng hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước. Cứ theo đà phát triển hiện nay thì đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 115 triệu tấn xi măng và sẽ thừa khoảng 30 - 35 triệu tấn. Việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu xi măng đang là bài toán khó của Vicem và các doanh nghiệp ngoài ngành xi măng.
Theo ông Nguyễn Ngọc Anh, Tổng giám đốc Vicem, việc xuất khẩu xi măng phải cân nhắc kỹ lưỡng bởi giá cước vận chuyển cao và phải cắt giảm các định phí, tài chính trong nước. Trên thế giới không có nước nào đầu tư sản xuất xi măng để xuất khẩu mà họ chỉ xuất khẩu khi trong nước dư thừa. Xuất khẩu xi măng hiệu quả kinh tế nhất là đầu tư xây dựng nhà máy xi măng tại chính thức nước đó và bán tại địa phương. Nhiều năm qua, Thái Lan đã buộc phải xuất khẩu xi măng với giá rất rẻ để duy trì hoạt động của các nhà máy và đảm bảo việc làm cho người lao động.
Tháng 1 năm nay, Công ty CP Xi măng Hà Tiên cũng xuất khẩu hơn 16.000 tấn xi măng sang Campuchia và sắp tới xi măng Hoàng Mai cũng sẽ lên đường đi châu Phi, Trung Đông và một số nước khác.
DiaOcOnline.vn - Theo Đất Việt