Thời gian qua, việc cảm tính trong cấp phép xây dựng đã làm bờ sông Sài Gòn đang có hiện trạng dự án chia lô dày đặc, không gian chung cho người dân TPHCM không còn.
Thời gian qua, việc cảm tính trong cấp phép xây dựng đã làm bờ sông Sài Gòn đang có hiện trạng dự án chia lô dày đặc, không gian chung cho người dân TPHCM không còn.
Bị lấn chiếm đại trà
Theo kết quả rà soát của Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM (QH-KT), dọc cả tuyến sông Sài Gòn có 83 dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở; khu phức hợp nhà ở kết hợp thương mại - dịch vụ; khu công viên kết hợp với vui chơi giải trí, với diện tích gần 500ha. Trong số này có 13 đơn vị chủ đầu tư với 116 lô đất (đã duyệt quy hoạch, trong đó có 76 công trình đã xây dựng), có ảnh hưởng tới hành lang bảo vệ sông.
Theo quy định, các công trình xây dựng của 13 đơn vị trên phải có hành lang bảo vệ sông, rạch là 50m.
Cụ thể, Công ty TNHH Sài Gòn Riviera có 1 công trình nhà phụ trợ cách sông 10m; Công đoàn Công ty Thép Miền Nam có 5 công trình tạm, cách sông 20m; Công ty TNHH XD Bảo Tiến có khoảng 11 lô đất (cách sông 26m); Công ty Liên doanh ven sông Sài Gòn (Riverside) có 13 lô đất, trong đó có 13 công trình nhà ở cách sông 7,5m; Công ty XD-KD Nhà Phú Nhuận có 20 lô đất cách sông 20m…
Các đơn vị còn lại có công trình xây dựng ảnh hưởng hành lang bảo vệ sông Sài Gòn: Công ty TNHH TM-DV Chiến Thắng: 17 lô; CTCP Eden: 9 lô; Công ty TNHH Hải Vương: 8 lô; CTCP ĐTXD Tân Bình: 4 lô. Theo Sở QH-KT, nguyên nhân do một số dự án được phê duyệt quy hoạch theo nhiều thời điểm khác nhau (trước và sau năm 2004), nên chiều rộng hành lang bờ sông chưa thống nhất với quy định hiện hành (30-50m).
![]() |
Ngoài giá trị quan trọng về vị trí, yếu tố view sông, hồ, kênh rạch đang là một tiêu chí đứng hàng thứ hai tạo nên giá trị BĐS. View sông làm giá trị BĐS tăng thêm 10-20%, điều này thực sự kích thích các chủ đầu tư.
Ông Trần Khánh Quang, chuyên gia BĐS