Bộ Công Thương vừa yêu cầu các địa phương dừng cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án thép xây dựng đồng thời rà soát kỹ các dự án đã được cấp giấy phép.
Bộ Công Thương vừa yêu cầu các địa phương dừng cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án thép xây dựng đồng thời rà soát kỹ các dự án đã được cấp giấy phép.
Theo văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Công Thương đề nghị các địa phương chấn chỉnh ngay việc cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án thép. Theo khảo sát, hiện cả nước có 30 tỉnh, thành có dự án sản xuất gang thép. Trong đó, một số tỉnh có nhiều dự án như Bà Rịa - Vũng Tàu (15 dự án), Hải Phòng (9); Phú Thọ và Hà Tĩnh (4)...
Sản lượng chủ yếu tập trung tại các dự án FDI thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Bà Rịa, Vũng Tàu, Quảng Ngãi. Tính đến năm 2009, ngành thép đã đáp ứng 54% nhu cầu về phôi thép vuông, 40% thép cán nguội, 100% thép cán xây dựng. Dự kiến đến 2015, cả nước cần khoảng 15 triệu tấn thép và năm 2020 là 20 triệu tấn thép.
Cả nước có 30 tỉnh, thành có dự án sản xuất gang thép. Ảnh: Hoàng Hà. |
Theo khảo sát của Bộ Công Thương, hiện có 74 dự án sản xuất gang, thép thành phẩm có công suất thiết kế từ 100.000 tấn mỗi năm trở lên. Ngoài ra, còn một số nhà máy sản xuất thép do Tổng công ty Thép Việt Nam quản lý. Tổng số vốn đầu tư các dự án lên tới gần 42.000 tỷ đồng và hơn 20.000 triệu USD. Từ năm 2007 đến nay, tổng số dự án có công suất thiết kế từ 100.000 tấn/năm trở lên là 65 dự án. Trong đó có 58 dự án trong nước, liên doanh và 7 dự án FDI. 3 dự án sản xuất thép tấm cán nóng, có trong quy hoạch, nhưng khả năng triển khai đang gặp nhiều khó khăn. Đó là các Dự án Nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh của Tập đoàn Tata, Dự án Khu liên hợp Cà Ná - Ninh Thuận của Lion Group -Vinashin và Dự án Nhà máy thép tấm cán nóng Bà Rịa - Vũng Tàu (VNSTeel mua lại của Tập đoàn Essar).
DiaOcOnline.vn - Theo VnExpress