Ông già tuyết Santa Claus tiếp thị như thế nào?

Cập nhật 20/12/2013 15:25

Ngay cả trong những đợt suy thoái lớn nhất của thị trường, Santa Claus Inc, công ty sở hữu hình ảnh ông già tuyết Santa Claus nổi tiếng, vẫn giữ được đà tăng trưởng đáng nể và trở thành một biểu tượng của nền kinh tế thế giới. Tại sao vậy?

Ngay cả trong những đợt suy thoái lớn nhất của thị trường, Santa Claus Inc, công ty sở hữu hình ảnh ông già tuyết Santa Claus nổi tiếng, vẫn giữ được đà tăng trưởng đáng nể và trở thành một biểu tượng của nền kinh tế thế giới. Tại sao vậy?


Lý do giải thích cho thành công vượt bậc của các chiến lược tiếp thị mà ông già tuyết Santa Claus thực hiện nằm chính ở hình ảnh nhất quán và thậm chí có phần bảo thủ. Santa Claus chỉ thực hiện những hoạt động tiếp thị đơn giản đã được minh chứng qua thời gian.

Nếu không tin, tốt nhất bạn nên suy nghĩ lại bởi vì người đàn ông béo mập đến từ cực Bắc này chắc chắn sẽ giúp bạn rất nhiều điều trong việc hoạch định và thực thi chiến lược tiếp thị.

Jingle Bells, Jingle Bells, Jingle All the Way...


Khi nghe lời bài hát Giáng sinh này chắc hẳn bất cứ ai trên thế giới cũng phải say đắm. Nếu nói về những điểm cốt yếu trong hoạt động tiếp thị của Santa, thì từ duy nhất bạn có thể mô tả là “nhất quán”. Thế hệ này tới thế hệ khác đều gặp cùng một nhãn hiệu, một thông điệp và một hình ảnh. Cũng như Mercedes sở hữu hai chữ “sang trọng” và Volvo sở hữu “an toàn”, thì Santa sở hữu “hy vọng”. Tuy nhiên, qua năm tháng, phần lớn các công ty cảm thấy nhàm chán với nhãn hiệu của mình. Họ bỏ ra rất nhiều tiền để thay đổi hình ảnh nhãn hiệu. Hãy nhìn quảng cáo của McDonald là một ví dụ. Từ chỗ là nơi hội tụ của các gia đình, quảng cáo của McDonald thay đổi để hướng tới giới thanh thiếu niên nhiều hơn.

Liệu việc theo đuổi một hình ảnh nhất quán và đi một hướng đi duy nhất có thực sự cần thiết? Bạn nên như vậy! Các gia đình đi chơi với con trẻ và thường tới McDonalds. Vậy tại sao lại phải thay đổi! Santa Claus thì ngược lại. Ông bao giờ cũng trung thành với hình ảnh của mình. Các khách hàng của ông là trẻ em. Cũng như một vài nhà tiếp thị khác, ông có thể bị lôi cuốn mở rộng thị trường quà tặng của mình sang các đối tượng khách hàng là thanh niên, người lớn hay tất cả mọi người.

Nhưng Santa Claus đã không làm như vậy và bạn thấy một điều kỳ diệu là thậm chí trong cả những phân khúc thị trường nhỏ nhất cũng có thể đem lại doanh thu lớn và luôn có phương thức mở rộng nó. Đó chính là sự nhất quán như những giai điệu bài hát giáng sinh đã vang lên hàng thập kỷ qua. Rất nhiều công ty đã đánh mất trọng điểm và đưa ra hàng tá những lý do khác nhau để bạn nên mua sản phẩm/dịch vụ của họ. Còn Santa chỉ gắn kết duy nhất với một thứ: trẻ em và niềm hy vọng!

Bạn có thể nhận ra ông ở giữa đám đông

Bạn có biết rõ người đàn ông nào ghé thăm nhà mình trên xe trượt tuyết vào nửa đêm với những con tuần lộc và quà tặng? Lý do tại sao Santa vô cùng nổi bật trong tâm trí tất cả mọi người nằm chính ở sự khác biệt quá lớn này. Những nhân viên bưu điện hầu như không để lại ấn tượng nào cả. Như vậy, việc tìm ra cách thức truyền tải những thông điệp tiếp thị khác biệt là rất quan trọng.


Cốt lõi tiếp thị của Santa không chỉ được xây dựng trên hình ảnh nhãn hiệu nhất quán mà còn trên sự khác biệt rõ nét. Điều này khiến khách hàng cảm thấy đơn điệu. Thông điệp tiếp thị cần khác biệt để mọi người nhớ đến bạn. Tuy nhiên, một điểm rất quan trọng là thông điệp tiếp thị không chỉ cần khác biệt mà cần phải định hướng tới khách hàng. Nếu bạn không đem lại một lợi ích nào đó cho khách hàng, thì việc tạo ra sự khác biệt cũng chỉ là vô ích.

Cho đi và bạn sẽ nhận được

Hãy nhìn vào phong cách của Santa Claus. Ông ta vào nhà trước tiên là để tặng một món quà nào đó. Nếu đi sâu vào trong tâm khảm, tất cả chúng ta đều rất thích được ai tặng một cái gì đó. Bạn sẽ yêu quý và tin tưởng người này cho dù món quà không lớn. Và thật là thật khó để nói không khi người đó đề nghị bạn một đền đáp nhỏ nào đấy.

Cảm giác cơ bản nhất của con người vẫn là sự e ngại. Rất nhiều người không quyết định mua sắm một sản phẩm hay dịch vụ nào đó cũng xuất phát từ sự e ngại này. Và thuốc giải độc cho tình cảm này là niềm tin. Các khách hàng càng tin tưởng bạn bao nhiêu, họ càng giao dịch mua sắm với bạn nhiều bấy nhiêu.

Bạn hãy đứng trên cương vị các khách hàng của mình để xem bạn có thể đem lại cho họ những gì. Đó có thể là thời gian, thông tin hay thậm chí một thanh kẹo sôcôla nhỏ. Vẫn là triết lý cũ: “Có gì đó cho tôi”. Nếu bạn không có được điều gì đó nhằm khích lệ khách hàng, họ sẽ không đến với thấy bạn.

Biết rõ các khách hàng của mình

Santa Claus luôn hiểu rõ các khách hàng của ông. Ông thậm chí còn biết khi nào họ đi ngủ hay thức giấc. Bạn cũng phải như vậy. Hãy xem những khách hàng lớn nhất của bạn. Tên của họ là gì? Ngày sinh nhật của họ vào khi nào? Họ thích những gì? Họ nghĩ gì về bạn?



Lý do tại sao các hoạt động tiếp thị của Santa luôn hiệu quả là do ông biết rất rõ các nhu cầu cá nhân của khách hàng. Nếu bạn muốn một bộ trống, bạn sẽ có được nó. Nếu bạn muốn có một búp bê Barbie, bạn sẽ cáu giận bởi vì nhận được chiếc đàn gỗ. Để làm được điều này, bạn phải biết chính xác những mong muốn của khách hàng. Còn bằng không món quà của bạn chẳng có bất cứ giá trị nào cả.

Một vài người lo lắng điều này sẽ xâm phạm quyền riêng tư cá nhân. Không phải như vậy! Liệu bạn có cáu giận không khi thức dậy nhận được một chiếc bánh sôcôla (theo đúng sở thích của bạn) hay trong ngày sinh nhật con bạn nhận được những chiếc tem quý hiếm (vì nó thích sưu tập tem)? Santa xâm phạm quyền riêng tư của bạn một cách lịch thiệp và sử dụng nó để tặng quà cho bạn, chứ không phải lợi dụng nó. Đó là lý do tại sao bạn sẽ không cảm thấy tức giận.

Một khi là khách hàng, mãi mãi là khách hàng. Santa không đánh mất các khách hàng của mình. Một trong những lý do hàng đầu giải thích tại sao Santa có thể đạt được thành công lớn như vậy là vì ông nghĩ về khách hàng của các khách hàng. Khách hàng của ông là những ông bố bà mẹ và khách hàng của những khách hàng chính là những đứa trẻ. Do vậy, thông điệp tiếp thị của Santa Claus thực chất là nhắm tới những đối tượng khách hàng này.

DiaOcOnline.vn - Theo LantaBrand