Những ảnh hưởng của PR đối với một doanh nghiệp

Cập nhật 27/09/2010 13:20

PR là viết tắt của từ tiếng Anh Public Relation, được hiểu là quan hệ cộng đồng hay quan hệ công chúng. Nó được xem là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp quản lý và kinh doanh thành công trong nền kinh tế hội nhập.

PR là viết tắt của từ tiếng Anh Public Relation, được hiểu là quan hệ cộng đồng hay quan hệ công chúng. Nó được xem là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp quản lý và kinh doanh thành công trong nền kinh tế hội nhập.

Tuy nhiên, do nhận thức sai về PR nên các doanh nghiệp Việt Nam không khai thác được tối đa giá trị và hiệu quả của công cụ đầy tiềm năng này và vì thế chưa gặt hái được trọn vẹn những ích lợi to lớn từ hoạt động PR mang lại. Do đó, lời giải cho bài toán này là các doanh nghiệp phải nhanh chóng tìm hiểu kĩ lại công cụ đầy tiềm lực PR. Họ cần phải trả lời được vì sao các doanh nghiệp nước ngoài lại rất "trọng dụng" PR?

Bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận lại bản chất thực sự của PR và 3 lợi ích lớn doanh nghiệp sẽ nhận được khi thực hiện một chiến lược PR, đó là:

1. PR thắt chặt các mối quan hệ và hỗ trợ nguồn nhân lực trong tổ chức.

2. PR hỗ trợ hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp đạt kết quả cao.

3. PR là công cụ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và thương hiệu thành công nhất.

Doanh nghiệp phải hiểu đúng khái niệm PR

Do không hiểu đúng bản chất của PR nên các doanh nghiệp Việt triển khai các kế hoạh PR không đạt được kết quả đích thực của nó. Việc hiểu đúng khái niệm PR sẽ giúp doanh nghiệp định hướng đúng các mục tiêu và hoạt động chiến lược cho doanh nghiệp.

Trước tiên, doanh nghiệp phải hiểu PR chính là một quá trình nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp nhằm tạo ảnh hưởng đến suy nghĩ, nhận thức của cộng đồng thông qua quá trình truyền thông thích hợp cùng thỏa mãn cả hai chiều- doanh nghiệp và cộng đồng. Nó là một khâu trong tiếp thị nhưng không nên nhầm lẫn PR với quảng cáo, một lỗi phổ biến trong phần đông nhận thức của các doanh nghiệp Việt. PR đem thông tin về công ty và sản phẩm tới cho người tiêu dùng thường mang tính khách quan, có tính thông tin nhiều hơn bởi thông điệp PR được truyền đạt qua các phương tiện trung gian có tính khách quan là thông cáo báo chí, bài viết trên báo đài, các chương trình tài trơ, các hoạt động từ thiện v.v…Còn quảng cáo thường mang tính thương mại, mang tính chủ quan của doanh nghiệp nên khó duy trì niềm tin lâu dài trong cộng đồng dành cho doanh nghiệp. Philip Kotler đã khái quát quan hệ công chúng chính là tập hợp các công cụ nhằm tạo sự chú ý cũng như “giá trị bình luận- talk value” cho doanh nghiệp. Và ông gọi những công cụ này là những chiếc bút chì - PENCILS của quan hệ công chúng:

Publication: Sự công bố/xuất bản


Events: Các sự kiện

News: Tin tức

Community affairs: Quan hệ với cộng đồng

Identify media: Xác định phương tiện truyền thông

Lobbying: Vận động hành lang

Social Investments: Đầu tư xã hội

PR tăng cường “marking nội bộ” trong doanh nghiệp


Làm thế nào để một người bên ngoài muốn vào làm việc tại công ty, và một người trong công ty không muốn chia tay doanh nghiệp, điều này rất cần sự hỗ trợ của PR nội bộ.

Phòng nhân sự HR (Human Resource) thường kết hợp rất chặt chẽ với bộ phận PR nhằm triển khai các chương trình cho thông đạt nội bộ doanh nghiệp. Từ các bản tin nội bộ, các chương trình giao lưu đến các hoạt động sống vì sứ mạng thương hiệu đều được PR thực hiện. Bộ phận PR sẽ thay mặt cho HR chuyển tải những chủ trương, chính sách mới doanh nghiệp đến nhân viên nhằm thấu hiểu lẫn nhau, thống nhất ý chí, động viên mọi người trong công việc, nâng cao tính dân chủ và phát huy khả năng sáng tạo. Thông qua con đường PR nội bộ, bộ phận PR sẽ kết hợp với công đoàn công ty, đoàn thể, kết hợp với y tế,… tổ chức các hoạt động văn thể mỹ, ngoại khóa trong công ty nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần đoàn kết nội bộ. Nói chung với mục tiêu tạo nên một nền văn hóa sáng tạo cho doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp biết sử dụng công tác PR nội bộ sẽ đạt được những hiệu quả thiết thực, phát huy tiềm lực của mình để thuyết phục cộng đồng.

PR hỗ trợ hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp đạt kết quả cao

PR được xem chính là chữ P thứ 5 của phương thức 4P thuộc marketing mix, biểu thị cho sự cảm nhận (Perception) của khách hàng về công ty, về sản phẩm…Doanh nghiệp kết hợp hoạt động tiếp thị với PR để tạo ra ảnh hưởng mạnh nhất. Thông thường các doanh nghiệp khi tung một sản phẩm mới ra thị trường thường để PR đi trước tạo ra một nhân thức mới đối với cộng đồng, đánh thức một nhu cầu nào đó của cộng đồng bằng bài viết báo chí (editorial), sau đó là những thước phim truyền hình (TVC) hay hàng loạt các quảng cáo báo (printads), tăng cường sự nhận biết về sản phẩm thương hiệu cho khách hàng mục tiêu. PR đã làm được điều mà hầu hết các nhà marketing của các doanh nghiệp đều cho đó là mục tiêu của họ: thông tin cụ thể về thông điệp của doanh nghiệp và sản phẩm đến với khách hàng. Qua PR những thông điệp được truyền đạt đến với khách hàng mục tiêu một cách cụ thể hơn so với quảng cáo. Ngoài ra, sẽ dễ gặp rủi ro nếu thiếu PR bên cạnh Marketing, như: Làm sao cộng đồng chấp nhận một sản phẩm, khi xã hội chưa có nhận thức tốt về nó. Vả lại, nếu không có PR, thì các công cụ còn lại của marketing (quảng cáo, khuyến mại…) không làm nổi công việc giải quyết khủng hoảng khi có sự cố thị trường. Do đó, chiến dịch tiếp thị khi được kết hợp với hoạt động PR sẽ có giá trị hơn hẳn tổng mức tác dụng của từng hoạt động riêng biệt.

Dưới đây gợi ý các cách hỗ trợ các mục tiêu tiếp thị bằng PR:


PR- công cụ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và thương hiệu thành công nhất.


Nếu xem xây dựng thương hiệu là tổng thể các điểm tương tác thì PR chính là công cụ chiến lược không thể thiếu trong việc giúp doanh nghiệp hoàn thành sứ mệnh này: “Một thương hiệu tung ra mà không có hy vọng chiến thắng trên trận địa PR thì thất bại đã có thể nhìn thấy” (theo Al Ries, chuyên gia thương hiệu hàng đầu thế giới viết trong tác phẩm nổi tiếng “Quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi”).

Với sứ mệnh là “xây dựng sự hiểu biết và tạo niềm tin”, hoạt động PR nhằm làm cho khách hàng hiểu rõ tôn chỉ và các giá trị mà doanh nghiệp hướng tới, củng cố niềm tin khách hàng thông qua các cách tác nghiệp độc đáo, đặc biệt của PR như: tài trợ một chương trình hấp dẫn, hoặc một hoạt động mang tính cộng đồng. Ví dụ, các chương trình tài trợ như “Tiếp sức mùa thi” của Bút bi Thiên Long, hay “Ươm mầm tài năng” của Vinamilk, “Giai điệu tình thương” của Kinh Đô…ngoài việc mang đến cho xã hội những giá trị thiết thực, thì những chương trình PR này còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp “tìm chỗ đứng trong tâm trí khách hàng” (top of mind) của những thương hiệu này.

Doanh nghiệp thực hiện chiến lược PR sẽ tạo nên một niềm tin lớn trong khách hàng về thương hiệu hơn khi họ sử dụng quảng cáo bởi “PR là người khác nói về mình, trong khi quảng cáo là mình nói về mình”… Hình ảnh khi được công nhận bởi số đông người ngoài cuộc thường khách quan và đáng tin hơn khi nhận xét chủ quan. PR sẽ xây dựng hình ảnh của công ty và thương hiệu cho sản phẩm mang tính nhất quán lâu dài bởi nó là kết quả nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp để tạo dựng niềm tin vào cộng đồng. Với PR, thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp không chỉ trở nên gần gũi với khách hàng của công ty mà còn được yêu mến, tôn vinh bởi nhiều đối tượng bên ngoài khác như: chính phủ, cộng đồng, nhà đầu tư, nhà cung cấp, giới truyền thông, thậm chí với cả thành viên trong nội bộ công ty… Thương hiệu của một doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững bên cạnh một chiến lược PR hoàn hảo.

DiaOcOnline.vn - Theo Doanh Nhân 360