Thông thường, khi các nhà marketing thực hiện quảng cáo cho các sản phẩm liên quan đến gia đình, họ thường gắn liền nó với hình ảnh của người mẹ, người phụ nữ trong gia đình.
Thông thường, khi các nhà marketing thực hiện quảng cáo cho các sản phẩm liên quan đến gia đình, họ thường gắn liền nó với hình ảnh của người mẹ, người phụ nữ trong gia đình. Nhưng gần đây, vai trò giới tính đang dần có sự thay đổi - ít nhất thì trong một vài chiến dịch quảng cáo các ông bố được ví von như vị thánh của gia đình.
Những quảng cáo này muốn truyền tải một thông điệp: sự xuất hiện của người đàn ông ngày càng quan trọng hơn trong cuộc sống gia đình của mình, người đàn ông ngày nay họ đã và vẫn đang làm các công việc gia đình giống như bao người phụ nữ khác.
“Cho tới bây giờ những người cha vẫn là một thị trường lớn chưa được khai thác. Khi quan tâm tới các quyết định mua bán trong gia đình, các tập đoàn dường như nhận ra rằng đàn ông ngày nay có vai trò lớn hơn cách đây 20 năm”, Vincent DiCaro, người phát ngôn của The National Fatherhood Initiative, một tổ chức phi lợi nhuậncho biết. Tổ chức này hàng năm vẫn có những giải thưởng cho các thương hiệu sử dụng hình ảnh đề cao cương vị làm cha trong các chiến dịch quảng cáo của mình.
Một nghiên cứu Quốc gia năm 2003 của Changing Workforce đã chỉ ra rằng những người đàn ông đang đi làm không chỉ hoàn thành tốt các công việc được giao mà họ còn đảm nhận rất tốt những công việc trước đây được xem là trách nhiệm của phụ nữ như chăm sóc con trẻ và gia đình. Cuộc nghiên cứu còn chỉ ra rằng mặc dù số lượng thời gian mà những người mẹ đang đi làm (trong các cặp có cả 2 vợ chồng cùng kiếm tiền) dành thời gian chăm sóc con cái trong năm 2002 và năm 1977 về cơ bản là giống nhau, còn những người cha thì thời gian dành cho việc chăm sóc, động viên con cái nhiều hơn gấp 2 lần.
Càng ngày càng có nhiều đàn ông đóng vai trò tích cực trong việc chăm sóc con cái. Theo cuộc điều tra dân số năm 2005 của Mỹ, chỉ có 98.000 (con số thật sự thì khoảng 2 triệu người) đàn ông có con cái dưới 15 tuổi đảm đương việc nhà và dù họ là người làm việc part-time hay làm nghề tự do thì họ vẫn tiếp tục vừa kiếm sống vừa chăm sóc con cái.
Đối với nam giới và các quyết định mua bán thì bản báo cáo năm 2002 của Mediamark Research, Inc, đã chỉ ra rằng: nam giới là người mua các mặt hàng như tạp phẩm và quần áo trẻ em chiếm 21% trong các gia đình ở US. Kết quả này đã tăng đáng kể so với con số 13% nam giới đảm đương công việc mua sắm năm 1985.
Đây là những dẫn chứng để các nhà marketing đánh thức một sự thật rằng, hình ảnh một người cha làm việc cả ngày không ngơi nghỉ, ngồi vào bàn ăn, chúi mũi vào tờ báo nay đã được thay thế bằng hình ảnh người cha nhẹ nhàng, lịch sự và năng động hơn, người luôn chăm sóc, động viên lũ trẻ.
Vì vậy, đó là điều tự nhiên khi các thương hiệu bắt đầu tổ chức các chiến dịch marketing, quảng cáo với hình ảnh người cha với khả năng mua bán của họ.