Dẫn đầu hay không

Cập nhật 26/02/2008 10:24

Trong kinh doanh, chờ đợi càng lâu thì càng có lợi thế bởi vì không giống như thể thao, cạnh tranh thường không có nghĩa là người thắng sẽ lấy tất cả...

Sau bốn vòng đua đầu trong cuộc tranh vô địch Cúp châu Mỹ năm 1983, chiếc Liberty của Dennis Conner đang dẫn 3 - 1 trong loạt trận đấu loại giữa bảy đội. Buổi sáng của vòng đua thứ năm, “những thùng sâm - banh đã được đưa tới điểm đỗ của Liberty.

Trên khán đài những người vợ của nhóm đua mặc những chiếc áo thể thao và quần soóc ba màu đỏ, trắng, xanh, chờ đợi được chụp ảnh sau khi những người chồng của họ kéo dài thêm loạt chiến thắng liên tiếp trong suốt 132 năm”. Nhưng thực tế trớ trêu lại không diễn ra như thế.

Ngay từ đầu, Liberty chỉ cần 3,7 giây để dẫn trước, trong khi Australia II phải cán lại vạch xuất phát do đã xuất phát trước tiếng súng. Đội trưởng người Australia, John Bertrand cố gắng đuổi kịp bằng cách lái thuyền sang bên trái đường đua hy vọng gió sẽ chuyển hướng.

Và Dennis Conner chọn giữ Liberty bên phải đường đua. Sự mạo hiểm của Bertrand đã được đền đáp. Gió chuyển hướng 5 độ có lợi cho Australia II và nó đã thắng với 1 phút 47 giây. Conner bị chỉ trích là đã thua về chiến lược do không đi theo đường đi của Australia II. Sau hai vòng đua nữa, Australia II giành thắng lợi chung cuộc. Đua thuyền buồm cho bạn cơ hội để quan sát một sự đảo ngược thú vị của cái gọi là chiến lược “đi theo người dẫn đầu”.

Ở đây chiếc thuyền dẫn đầu thường lặp lại chiến lược của chiếc đi sau. Khi chiếc đi sau đổi hướng, chiếc đi đầu có xu hướng làm theo. Chiếc đi đầu vẫn đi theo chiến lược của chiếc đi sau ngay cả khi rõ ràng đó là một chiến lược tồi. Vì sao như vậy?

Đó là bởi vì chênh lệch thời gian bao nhiêu không quan trọng, cái quan trọng là bạn thắng. Nếu bạn đang dẫn đầu, cách chắc chắn nhất để luôn giữ vị trí đó là chơi kiểu bắt chước (kiểu khỉ).

Chênh lệch thời gian bao nhiêu không quan trọng, cái quan trọng là bạn thắng. Nếu bạn đang dẫn đầu, cách chắc chắn nhất để luôn giữ vị trí đó là chơi kiểu bắt chước (kiểu khỉ).



Các nhà phân tích chứng khoán và dự báo kinh tế cũng không miễn dịch với chiến lược bắt chước này. Những người dự báo hàng đầu có động cơ để đi theo đám đông và đưa ra những tiên đoán tương tự như tất cả mọi người khác. Bằng cách này, mọi người sẽ ít có khả năng thay đổi cảm nhận về năng lực của họ.

Mặt khác, những nhà phân tích mới thường áp dụng một chiến lược khá rủi ro: họ có xu hướng dự báo rất khác thường. Đa số trường hợp họ sai và không bao giờ còn được nhắc nữa, nhưng đôi khi họ dự báo đúng và nhờ vậy đứng vào hàng ngũ những người nổi tiếng.

Cạnh tranh trong ngành công nghiệp và công nghệ cho thấy những bằng chứng tiếp theo cho nhận định này. Trên thị trường máy tính cá nhân, IBM không nổi tiếng về khả năng đổi mới sản phẩm bằng khả năng đưa các công nghệ tiêu chuẩn hóa ra thị trường đại chúng. Các ý tưởng đến nhiều hơn từ Apple, Sun và các công ty mới khác.

Những phương thức đổi mới mặc dù có rủi ro cao nhưng lại là cơ hội tốt nhất và có lẽ là duy nhất để giành lại thị phần.



Điều này không chỉ đúng đối với các sản phẩm công nghệ cao . Procter & Gamble, được coi là IBM trong ngành sản xuất tã lót, đã đi theo sáng chế của Kimberly Clark với miếng dán tã có thể dính lại nhiều lần và giành lại được vị trí hàng đầu trên thị trường.

Có hai cách để đi ở vị trí thứ hai. Bạn có thể bắt chước ngay sau khi người khác tiết lộ đường đi của họ (như trong trường hợp đua thuyền buồm) hoặc chờ thêm một thời gian cho đến khi thành công hay thất bại của lựa chọn đã trở nên rõ ràng (như trong ngành máy tính).

Trong kinh doanh, chờ đợi càng lâu thì càng có lợi thế bởi vì không giống như thể thao, cạnh tranh thường không có nghĩa là người thắng sẽ lấy tất cả.



Kết quả là những người đứng đầu trên thị trường sẽ không đi theo những người mới cho đến khi họ bị thực sự thuyết phục bởi sự đúng đắn của những gì người mới làm.

Tư duy chiến lược
NXB Tri Thức
Giá bán: 68.000 VND

>>Tư duy chiến lược