Câu chuyện chiến lược

Cập nhật 04/03/2008 15:50

Câu chuyện về nghịch cảnh người tù còn mang một ý tưởng chung hữu ích: hầu hết các trò chơi kinh tế, chính trị hay xã hội đều khác với những trò chơi như...

Người nhạc trưởng dàn giao hưởng ở Liên Xô (vào thời kỳ Stalin) đang trên tàu đến nơi biểu diễn tiếp theo của mình và ông ta chăm chú nhìn vào bản nhạc mà ông ta sẽ chỉ huy dàn nhạc biểu diễn vào tối hôm đó. Hai sĩ quan KGB nhìn thấy ông ta đang đọc và họ cho rằng các nốt nhạc mang một mật mã bí mật nào đó nên đã bắt ông ta như một gián điệp. Ông ta cố phản đối, nói rằng bản nhạc đó là bản concerto dành cho violon của Traicôpxki, nhưng vô ích. Vào ngày thứ hai trong tù, người thẩm vấn với một vẻ tự mãn bước vào và nói với ông ta: “Tốt nhất là hãy khai tất cả đi. Chúng ta đã bắt được bạn của mày, Traicôpxki, và hắn ta đã đang khai rồi đó”.

Như vậy là chúng ta bắt đầu kể câu chuyện nghịch cảnh người tù – một kiểu trò chơi chiến lược có lẽ được biết đến nhiều nhất. Hãy cho phép chúng tôi phát triển câu chuyện cho đến một kết luận mang tính logic. Giả sử rằng KGB thực sự đã bắt được một người mà lời kết tội duy nhất chỉ bởi vì ông ta tên là Traicôpxki và tiến hành thẩm vấn riêng rẽ ông ta theo cùng một cách như đối với nhạc trưởng. Nếu như hai người vô tội này trụ lại được với cách đối xử như vậy, mỗi người họ sẽ phải chịu lãnh mức án 3 năm tù.

Nếu như người nhạc trưởng thú nhận điều không có thực về kẻ đồng phạm chưa biết, trong khi Traicôpxki không thú nhận thì người nhạc trưởng sẽ chỉ nhận án một năm tù (cùng với lời cảm ơn của KGB) trong khi Traicôpxki chắc chắn sẽ nhận án nặng hơn nhiều là 25 năm vì sự ngoan cố. Tất nhiên, mọi thứ sẽ đảo ngược nếu nhạc trưởng tỏ ra cứng cổ trong khi Traicôpxki đầu hàng và khai cho người nhạc trưởng kia. Còn nếu cả hai đều khai nhận thì cả hai sẽ cùng nhận một mức án chung là 10 năm.

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét những suy nghĩ của nhạc trưởng. Ông ta biết rằng Traicôpxki hoặc khai hoặc không khai. Nếu Traicôpxki khai, nhạc trưởng sẽ phải nhận 25 năm nếu chính ông ta khăng khăng không khai và 10 năm nếu chịu khai, như vậy khai ra sẽ tốt hơn cho ông ta. Nếu Traicôpxki không chịu khai, nhạc trưởng sẽ chỉ nhận án 3 năm nếu ông ta cũng không khai và 1 năm nếu ông ta khai; một lần nữa chịu khai ra cũng sẽ tốt hơn cho ông ta. Như vậy, khai nhận rõ ràng luôn là lựa chọn tốt hơn cho nhạc trưởng.

Trong một buồng giam riêng ở quảng trường Dzerzhinsky, Traicôpxki cũng đang làm một tính toán tương tự trong đầu như vậy và cũng ra một kết luận. Kết quả, tất nhiên là cả hai sẽ cùng thú nhận. Về sau, khi họ gặp nhau ở quần đảo Gulag họ so sánh các câu chuyện và cùng nhận ra rằng giá như cả hai cùng nhất định không thú nhận thì họ đã có thể cùng thoát với mức án nhẹ hơn nhiều. Chỉ cần hai người có cơ hội gặp và nói chuyện với nhau trước khi bị thẩm vấn thì họ đã có thể thỏa thuận với nhau để cùng không công khai. Tuy nhiên, họ nhanh chóng nhận ra rằng trong tất cả mọi khả năng thì một thỏa thuận như vậy cũng khó có thể làm được điều gì tốt hơn.

Một khi họ bị tách ra và bắt đầu cuộc thẩm vấn, động cơ cá nhân của mỗi người sẽ là cố gắng giành được cái tốt hơn nữa bằng cách chơi trò hai mặt với người kia và động cơ này thật sự rất mạnh. Một lần nữa, họ sẽ vẫn phải gặp nhau ở Gulag và có lẽ sẽ phải tính sổ với nhau về sự phản bội (chứ không còn nói về bản concerto nữa). Liệu hai người có thể đạt được sự tin tưởng lẫn nhau đủ để thực hiện được giải pháp mà cả hai cùng lựa chọn hay không?

Nhiều người, nhiều công ty và thậm chí nhiều quốc gia đã bị mắc phải những chiếc sừng của nghịch cảnh người tù. Hãy nhìn vào vấn đề sống còn trong kiểm soát vũ khí hạt nhân. Mỗi siêu cường quốc đều thích khả năng tốt nhất đối với họ là bên kia giải giáp vũ trang, trong khi họ vẫn tiếp tục giữ kho vũ khí của mình để “phòng khi…”. Giải giáp vũ khí chính mình trong khi bên kia vẫn còn vũ khí hạt nhân là triển vọng xấu nhất. Do vậy, bất kể phía bên kia làm gì thì mỗi bên đều muốn tiếp tục vũ trang cho mình. Tuy nhiên, họ có thể cùng đồng ý rằng kết cục cả hai bên cùng giải giáp vũ trang thì vẫn còn tốt hơn là cả hai bên cùng vũ trang.

Vấn đề ở đây, tuy nhiên, lại là sự phụ thuộc lẫn nhau của các quyết định: Kết cục mà cả hai bên cùng muốn chỉ có khi từng bên chọn cho mình chiến lược xấu hơn. Liệu kết cục cùng mong muốn hơn đó có thể đạt được hay không nếu mỗi bên đều có động cơ rõ ràng để phá vỡ hiệp ước và bí mật tiếp tục vũ trang cho mình? Trong trường hợp này có lẽ cần đến một sự thay đổi cơ bản trong tư duy của Liên Xô để thế giới có thể bắt đầu trên con đường giải giáp vũ khí hạt nhân. Để tiện lợi, để an toàn hay thậm chí để được sống, cần phải biết cách để thoát ra khỏi nghịch cảnh của người tù.

Câu chuyện về nghịch cảnh người tù còn mang một ý tưởng chung hữu ích: hầu hết các trò chơi kinh tế, chính trị hay xã hội đều khác với những trò chơi như chơi bài hay bóng đá. Chơi bài và chơi bóng đá là những trò chơi có tổng lợi ích bằng không: thắng lợi của người này sẽ là thua thiệt của người khác. Tuy nhiên, trong nghịch cảnh của người tù, có cả những cơ hội cùng có lợi lẫn mâu thuẫn lợi ích; cả hai bên đều mong rằng người bên kia không khai nhận.



Hầu hết các trò chơi kinh tế, chính trị hay xã hội đều
khác với những trò chơi như chơi bài hay bóng đá.


Tương tự như vậy trong cuộc thương lượng giữa chủ doanh nghiệp và nghiệp đoàn có sự đối lập về lợi ích vì một bên muốn giữ mức lương thấp trong khi bên kia đòi mức cao, tuy nhiên cả hai bên đều đồng ý rằng nếu thương lượng bị đổ bể dẫn đến đình công thì cả hai bên sẽ cùng gánh chịu thiệt hại.

Trên thực tế, những tình huống như vậy là nguyên tắc hơn là ngoại lệ. Bất kỳ một phân tích hữu ích nào về trò chơi cũng phải có khả năng luận giải được sự pha trộn giữa mâu thuẫn và đồng quy của các lợi ích. Chúng ta thường gọi những người chơi là các đối thủ, tuy nhiên bạn cần nhớ rằng đôi khi chiến lược có thể biến người lạ thành người bạn đồng hành.



Biến người lạ thành người bạn đồng hành - đó cũng là
một trong những chiến lược thành công trong kinh doanh.


Tư duy chiến lược
NXB Tri Thức
Giá bán: 68.000 VND

>>Dẫn đầu hay không