8 quan niệm sai lầm về nhượng quyền thương hiệu

Cập nhật 02/07/2011 09:15

Nhiều “chiêu thức” trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền thương hiệu được các nhà đầu tư truyền miệng làm “bí kíp gối đầu giường”.

Nhiều “chiêu thức” trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền thương hiệu được các nhà đầu tư truyền miệng làm “bí kíp gối đầu giường”. Tuy nhiên, trong số những bí quyết này có không ít quan niệm sai. Những nhận định sai lầm này sẽ dẫn đến thất bại trong kinh doanh, đặc biệt là với những người mới chập chững tham gia. Sau đây là những sai lầm phổ biến:

1. Nên mua franchise của những thương hiệu đã nổi tiếng

Nhiều “chiêu thức” trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền thương hiệu được các nhà đầu tư truyền miệng làm “bí kíp gối đầu giường”.


Nhiều “chiêu thức” trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền thương hiệu được các nhà đầu tư truyền miệng làm “bí kíp gối đầu giường”.
Thương hiệu nổi tiếng sẽ thu hút khách hàng nhưng đó chưa phải là tất cả. Có nhiều yếu tố khác ngoài sức mạnh thương hiệu quyết định sự thành bại của việc kinh doanh. Thương hiệu rất quan trọng nhưng yếu tố đầu tiên bạn cần nghĩ đến là sự phù hợp. Bạn nên ưu tiên chọn một thương hiệu đáp ứng khả năng đầu tư, nhu cầu thị trường…thay vì một thương hiệu nổi tiếng mà không hợp với tình hình và khả năng thực tế của bạn.

2. Nên mua những franchise đang “hot”


Các nhà đầu tư thường đổ xô mua những thương hiệu mới nổi và đang được quan tâm. Điều này cũng không hẳn là sai, nhưng phải cẩn thận. Một thương hiệu mới nổi hôm nay có thể sẽ chìm vào quên lãng ngay ngày mai. Mặt khác, việc đánh giá thương hiệu nào đang “hot” cũng không hề đơn giản vì nó phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của từng người. Các nhà đầu tư nên kiên nhẫn tìm hiểu thông tin và tập trung tìm kiếm các thương hiệu đáp ứng được khả năng tài chính, năng lực kinh doanh và nhu cầu thị trường.

3. Nên đầu tư vào franchise trong lĩnh vực thực phẩm


Nhiều người muốn mua franchise ngành thực phẩm này với ý nghĩ “Ai mà chẳng phải ăn”. Tuy nhiên, trở ngại của việc mua franchise ngành này là có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Chi phí và giá cả cũng đã được thị trường ấn định nên bạn không thể dễ dàng kiếm lợi. Bạn nên so sánh cẩn thận các các lĩnh vực kinh doanh khác nhau trước khi quyết định mua.

4. Kinh doanh theo hình franchise sẽ đỡ phải lo hơn


Điều này hoàn toàn không đúng. Một khi quyết định bước vào con đường kinh doanh, bạn phải tập trung làm việc hết sức để mọi việc có thể hoạt động suôn sẻ. Bạn đã ở vào một vị trí đòi hỏi nhiều trách nhiệm hơn vì sự thành công của chính mình, vì thương hiệu mà bạn đại diện. Công ty mẹ không phải lúc nào cũng ở bên bạn và lo lắng hết mọi việc.

5. Kinh doanh theo hình thức franchise tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc


Điều này không phải lúc nào cũng đúng. Trên thế giới hiện có hơn 3.000 công ty nhượng quyền thương hiệu trong 75 lĩnh vực khác nhau, và thường thì nhà đầu tư chỉ cần chi khoảng 100.000 đô la là có thể có được một cơ sở kinh doanh hoàn chỉnh. Ngoài ra, nhiều ngành cũng chỉ hoạt động trong giờ hành chính. Tùy vào đặc thù ngành nghề kinh doanh mà chi phí mua franchise và thời gian hoạt động sẽ khác nhau

6. Kinh doanh theo hình thức franchise dễ thành công


Không có cơ sở nào để đảm bảo mua franchise thì sẽ kinh doanh thành công. Các nhà đầu tư vẫn có thể thất bại như thường cho dù các công ty bán franchise có công bố tỉ lệ thành công cao đến thế nào đi nữa. Các công ty bán franchise chỉ có thể đảm bảo cho bạn có thể tham gia kinh doanh một cách chuyên nghiệp và bài bản hơn.

7. Nếu tôi kinh doanh franchise mà ở khu vực tôi sống chưa có sản phẩm, dịch vụ đó thì tôi chắc chắn sẽ thành công


Với những doanh nhân thiếu kinh nghiệm, đây có vẻ là điều kiện lý tưởng để khởi nghiệp. Tuy nhiên, bạn phải tìm hiểu tại sao không ai kinh doanh mặt hàng đó trong khu vực của mình. Có thể là do khách hàng không có nhu cầu, cũng có thể là chi phí hoạt động quá cao so với lợi nhuận… Có rất nhiều lý do mà bạn phải suy xét cẩn thận trước khi quyết định kinh doanh. Mặt khác, đây cũng là cơ hội vàng để thành công vì biết đâu khách hàng thực sự yêu thích sản phẩm, dịch vụ của bạn. Đây là yếu tố “được ăn cả, ngã về không” nên bạn không nên lấy đó làm cơ sở để quyết định mua franchise.

8. Nên mua franchise phù hợp với sở thích

Làm điều mình thích không có gì sai cả, đặc biệt là khi bạn có cơ hội để biến ước mơ thành sự thật. Tuy nhiên, bạn phải suy xét cẩn trọng vì mù quáng đi theo “tiếng gọi trái tim” dễ dẫn bạn đến thất bại trong kinh doanh. Bạn nên sáng suốt cân đối sở thích và hình thức kinh doanh phù hợp. Một khi làm được điều này, sở thích cá nhân sẽ là một trong những động lực giúp bạn kinh doanh thành công.


DiaOcOnline.vn - Theo Doanh nhân Sài Gòn