Tranh chấp tài sản thừa kế không di chúc

Cập nhật 05/04/2012 16:10

Gia đình tôi có một ngôi nhà tổ (nhà từ đường) do ông bà để lại ở Long An. Ông bà ngoại tôi có 4 người con. Nhưng cậu hai và dì tư của tôi thoát ly gia đình từ năm 15 tuổi (lên Sài Gòn và đi kháng chiến rồi không về ở nhà đó nữa), còn lại dì ba và mẹ của tôi sống ở đấy.

Câu hỏi:

Gia đình tôi có một ngôi nhà tổ (nhà từ đường) do ông bà để lại ở Long An. Ông bà ngoại tôi có 4 người con. Nhưng cậu hai và dì tư của tôi thoát ly gia đình từ năm 15 tuổi (lên Sài Gòn và đi kháng chiến rồi không về ở nhà đó nữa), còn lại dì ba và mẹ của tôi sống ở đấy. Đến năm 1945, 1948 ông bà ngoại tôi mất nhưng không để lại di chúc. Sau đó dì ba tôi đứng tên chủ hộ căn nhà, rồi sau này chuyển quyền chủ hộ căn nhà cho anh ruột tôi (vì dì tôi không còn chồng con).

Từ sau năm 1975, mẹ tôi là người đã có công xây dựng, sửa chữa và chăm sóc toàn bộ căn nhà, mảnh vườn. Mẹ tôi có 2 người con, anh trai tôi và tôi cũng đều sống ở đấy. Hiện nay, cậu 2 tôi đã mất, nhưng còn 5 người con sống tại Sài Gòn. Dì tư tôi 83 tuổi còn sống hiện cũng ở Sài Gòn cùng 2 con của dì. Còn dì ba và mẹ tôi đã mất từ năm 2000. Gần đây, các anh chị họ của tôi, thậm chí cả chị dâu cũng luôn "dòm ngó" và muốn tranh giành ngôi nhà, mảnh vườn này, mặc dù họ chưa bao giờ sống và chăm sóc đến chúng.

Tôi muốn hỏi,

1. Căn nhà và mảnh vườn đó có là tài sản chung không? nếu có, thì có bị phân chia không? nếu phân chia thì chia cho những ai?

2. Anh trai tôi là chủ hộ, vậy anh ấy có được quyền sở hữu và quyết định căn nhà đó không? Mẹ và anh em chúng tôi đã có công thờ cúng và chăm sóc ngôi nhà ấy, vậy chúng tôi có được quyền giữ lại căn nhà để thờ phụng ông bà tổ tiên không? chúng tôi không muốn bán ngôi nhà tổ này, vì nơi đây như ngôi nhà chung để họp mặt và cúng kiến ông bà vào những ngày giỗ, tết.

Xin cho chúng tôi một sự tư vấn hợp tình, thấu lý để chúng tôi có thể tiếp tục giữ gìn truyền thống văn hoá tốt đẹp từ trong ngôi nhà từ đường mà ông bà tôi đã gầy dựng lên, đồng thời cho các anh em họ và dì tôi phải tâm phục, khẩu phục mà không nghĩ đến chuyện tranh giành của cải một cách vô ý thức.

Xin chân thành cảm ơn!


Kính gửi: Quý bạn đọc

Café Luật – Chuyên mục hợp tác giữa Cổng thông tin và giao dịch DiaOcOnline.vnCông ty Luật Giải Phóng xin gửi đến bạn lời chào trân trọng. Theo nội dung thư bạn gửi; Căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành Cafe Luật xin phúc đáp đến bạn như sau:

Theo quy định thì quá 10 năm thì hết thời hiệu về khởi kiện thừa kế. Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP quy định, không áp dụng thời hiệu khi:

Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung và cần phân biệt như sau:

a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

b. Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản".

Tuy nhiên , do phần tài sản này hiện đã đứng tên của Anh trai bạn, nếu họ có khởi kiện ra Tòa để yêu cầu chia tài sản chung thì cũng khó vì người anh trai bạn không chịu nhìn nhận căn nhà cha mẹ để lại là tài sản chung chưa chia thì không có cơ sở để khởi kiện tranh chấp tài sản chung.

***

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email cafeluat@diaoconline.vn hoặc qua số điện thoại 19006665

Trân trọng.

Chuyên mục Café Luật

DiaOcOnline.vn mong muốn trở thành cầu nối cho bạn đọc với các chuyên gia trong từng lĩnh vực địa ốc. Hiện nay, qua DiaOcOnline.vn, bạn có thể kết nối với các chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, pháp lý nhà đất, phong thủy nhà đất.

Nếu có nhu cầu được tư vấn về kiến trúc, pháp lý, phong thủy trong lĩnh vực nhà đất, bạn hãy click ngay vào đây để tìm hiểu về nhà tư vấn và gửi câu hỏi. Chúng tôi sẽ liên hệ với chuyên gia và đưa ra câu trả lời cho bạn trong thời gian sớm nhất.


DiaOcOnline.vn