Có thể lấy lại được miếng đất đã bị xâm chiếm không?

Cập nhật 26/10/2014 04:54

Nhà ông tôi có một miếng đất rất rộng được ba mẹ của ông bà để lại sau khi mất. Nhưng sau khi ông tôi đi tập kết ở miền bắc về thì miếng đất đó bị các anh em trong gia đình nhà bác, và 1 gia đình chiếm hết mà không có sự thỏa thuận nào từ ông (kể từ ngày xâm chiếm đến giờ đã hơn 30 năm). Khi về ông và bà tôi tự mua một miếng đất và sinh sống gần miếng đất ngày trước ông bà để lại. Nay ông bà đã già yếu có nguyện vọng lấy lại được một miếng đất mà cha mẹ của ông đã để lại. Vậy liệu ông tôi có thể lấy lại được miếng đất mà gia đình xâm chiếm kia đang sử dụng không? Và cần những loại giấy tờ nào.

Kính gửi Luật sư

Nhà ông tôi có một miếng đất rất rộng được ba mẹ của ông bà để lại sau khi mất. Nhưng sau khi ông tôi đi tập kết ở miền bắc về thì miếng đất đó bị các anh em trong gia đình nhà bác, và 1 gia đình chiếm hết mà không có sự thỏa thuận nào từ ông (kể từ ngày xâm chiếm đến giờ đã hơn 30 năm). Khi về ông và bà tôi tự mua một miếng đất và sinh sống gần miếng đất ngày trước ông bà để lại. Nay ông bà đã già yếu có nguyện vọng lấy lại được một miếng đất mà cha mẹ của ông đã để lại. Vậy liệu ông tôi có thể lấy lại được miếng đất mà gia đình xâm chiếm kia đang sử dụng không? Và cần những loại giấy tờ nào.

Kính gửi Quý bạn đọc

Café Luật – Chuyên mục hợp tác giữa Cổng thông tin và giao dịch DiaOcOnline.vnCông ty luật TNHH Đức An xin gửi đến bạn lời chào trân trọng. Theo nội dung thư bạn gửi; Căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành Café Luật xin phúc đáp đến bạn như sau:

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội trả lời:

Khoản 2 Điều 23 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP quy định:

“2. Đối với các tranh chấp dân sự sau đây thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện: a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản là tranh chấp ai có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó;

Ví dụ: Tranh chấp ai có quyền sở hữu nhà ở; nếu có khởi kiện thì Tòa án thụ lý vụ án; việc chấp nhận hay không phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. b) Tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu là tranh chấp về tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của mình nhưng do người khác quản lý, chiếm hữu tài sản đó;

Ví dụ: Ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của A nhưng do B đang quản lý; A có tài liệu chứng minh ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của A và khởi kiện đòi nhà thì Tòa án thụ lý; việc chấp nhận hay không phải căn cứ vào các quy định của pháp luật.

c) Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất đó”.

Như vậy, các tranh chấp về việc chiếm hữu quyền sử dụng đất thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện, tức không hạn về thời gian.

Trong trường hợp có tranh chấp về đất đai, các bên lựa chọn cách thức giải quyết căn cứ vào Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;”

Tuy nhiên, các bên lưu ý quy định tại khoản 3 điều 8 của Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật tố tụng dân sự quy định như sau:

“a- Đối với tranh chấp ai có quyền sử dụng đất (tức là bên nào cũng cho rằng quyền sử dụng đất là của mình), tranh chấp đất bị lấn chiếm, chiếm dụng, tranh chấp đất lối đi, thì bắt buộc phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đất có tranh chấp”

Để được giải quyết tranh chấp, các bên phải đưa ra được các căn cứ, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp (Điều 79 Khoản 1 Luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011).
 

***

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email cafeluat@diaoconline.vn.

* Bạn đọc vui lòng gửi nội dung được ghi bằng tiếng Việt có dấu.

Trân trọng.

Chuyên mục Café Luật
 

DiaOcOnline.vn mong muốn trở thành cầu nối cho bạn đọc với các chuyên gia trong từng lĩnh vực địa ốc. Hiện nay, qua DiaOcOnline.vn, bạn có thể kết nối với các chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, pháp lý nhà đất, phong thủy nhà đất.

Nếu có nhu cầu được tư vấn về kiến trúc, pháp lý, phong thủy trong lĩnh vực nhà đất, bạn hãy click ngay vào đây để tìm hiểu về nhà tư vấn và gửi câu hỏi. Chúng tôi sẽ liên hệ với chuyên gia và đưa ra câu trả lời cho bạn trong thời gian sớm nhất.


DiaOcOnline.vn