Vỡ nợ, bán tháo: Cú “nốc ao” thị trường BĐS

Cập nhật 02/11/2011 08:40

Gần 1 năm nay, thị trường bất động sản đã kéo dài tình trạng trầm lắng với một loạt áp lực như thiếu vốn, cầu sụt giảm…Hàng loạt vụ vỡ nợ trăm tỷ đồng liên quan tới BĐS vừa qua, cùng với thông tin nhiều dự án phía Nam bán tháo liên tiếp xảy ra khiến cho thị trường khó có cơ hội hồi phục.

Gần 1 năm nay, thị trường bất động sản đã kéo dài tình trạng trầm lắng với một loạt áp lực như thiếu vốn, cầu sụt giảm…Hàng loạt vụ vỡ nợ trăm tỷ đồng liên quan tới BĐS vừa qua, cùng với thông tin nhiều dự án phía Nam bán tháo liên tiếp xảy ra khiến cho thị trường khó có cơ hội hồi phục.

Làn sóng bán tháo BĐS


Mấy ngày qua, thị trường bất ngờ với những cú giảm giá, cắt lỗ ngoạn mục của địa ốc TP.HCM. Mở màn là Petro Vietnam Landmark với thông báo giảm giá 35% cho 85 căn hộ của một dự án ở quận 2. Chủ đầu tư cho biết sau khi bán hết số căn hộ thì công ty vẫn lỗ khoảng 70 tỷ đồng. Tuy nhiên, do áp lực thời gian đáo hạn ngân hàng đã sát nút nên công ty phải bán tháo để cắt lỗ.


Ngay sau đó, công ty Sài Gòn Mekong cũng công bố giảm giá từ 18 triệu đồng/m2 xuống 14,5 triệu cho 500 căn hộ thuộc dự án An Tiến tại TP.HCM. Trả lời báo chí, lãnh đạo công ty này cho biết hạ giá để thu hồi vốn, tìm cơ hội mới.

Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, thị trường bất động sản tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu tiền do sức ép đáo hạn của các khoản vay trước ngày càng tăng đặc biệt thời điểm 31/12 (dư nợ cho vay phi sản xuất phải kéo xuống 16%) ngày càng đến gần trong khi vay mới dường như rất khó khăn.

Bên cạnh đó, các ngân hàng đang bắt đầu cuộc chơi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong đó lãi suất liên ngân hàng tăng vọt lên 30%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng. Do vậy, thị trường vốn đang thiếu lại càng thiếu hơn vì ngân hàng lớn sẽ tập trung cho vay trên thị trường liên ngân hàng vì lãi suất cao, đảm bảo tính an toàn.

Trước bối cảnh đó, một số ý kiến rào trước rằng, vẫn còn nhiều câu chuyện gây sốc, lần đầu tiên diễn ra trên thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm.

Đại gia BĐS liên tục vỡ nợ


Cuối tháng 9, sau khi ngân hàng nhà nước có động thái hạ lãi suất huy động xuống mức 14%, giới đầu tư bất động sản đã hi vọng rằng đây sẽ là cơ hội dù nhỏ khiến thị trường bớt u ám.

Theo khảo sát của phóng viên, diễn biến thị trường thời điểm đó rất khả quan tại một số dự án vị trí đẹp, tính pháp lý rõ ràng như Văn Khê, An Hưng, Văn Phú, Vân Canh, Bắc An Khánh... đã có giao dịch những lô đất giá rẻ.

Đơn cử, tại dự án Văn Phú giá liền kề đường to nhích từ 54 lên 56 triệu đồng/m2, liền kề An Hưng từ 64,65 triệu đồng/m2 lên 67 triệu đồng/m2, hay như dự án Vân Canh cũng được nhóm đầu tư đẩy lên khi tăng 5-7 triệu đồng/m2 chỉ trong thời gian ngắn....

Tuy nhiên, khi đà tăng điểm mới chỉ diễn ra gần 2 tuần thì thị trường hứng chịu thêm cú "knockout" đánh trực diện vào tâm lý nhà đầu tư khi hàng loạt các vụ vỡ nợ lớn có quy mô từ vài trăm cho đến cả nghìn tỷ đồng được công bố.

Đáng chú ý, hầu hết các "con nợ" lớn như Nguyễn Thị Minh Tâm (SN 1961, Bắc Ninh), Nguyễn Thị Cúc (1976, Phú Xuyên), vợ chồng Quang Quyên (thị trấn Phùng)... đều được xếp vào hàng đại gia bất động sản tại Hà Nội. Đây là một trong những nhóm đối tượng tham gia đánh "sóng" đẩy giá cục bộ trên thị trường bất động sản.

Theo nguồn tin Cơ quan CSĐT, lý do mà các con nợ vướng vào vòng lao lý là do thị trường bất động sản gặp khó khăn, lượng hàng mua không bán được trong khi các khoản lãi vay tín dụng đen bị đội lên từng ngày. Đơn cử, trường hợp Nguyễn Thị Cúc vay với lãi suất 3.000 đồng/triệu/ngày, tổng cộng một ngày Cúc trả 300 triệu đồng tiền lãi, còn Nguyễn Thị Minh Tâm tổng tiền lãi phải trả 1 tỷ đồng/ngày...Do mất khả năng thanh toán nên các "chúa chổm" này buộc tuyên bố vỡ nợ.

Sau khi các con nợ bị cơ quan CSĐT bắt giam, trên thị trường bất động sản đã xảy ra sự chao đảo bởi áp lực bán tháo của nhiều các chủ nợ đồng thời cũng là con nợ của nhiều người. Bởi, hệ thống chân rết chuyên gom tiền cho các "trùm bất động sản lừa" này lại ngấm ngầm đi vay tiền nhiều đầu mối khác. Đến khi, đường dây bị vỡ để có tiền trả cho những người cho vay, nhiều "chân rết" đã phải chấp nhận bán tháo bất động sản.

Điều này khiến cho thị trường tiếp tục giảm giá và "đóng băng" trên diện rộng.

Chị Phạm Nguyệt Nga (giám đốc công ty bất động sản Phát Lộc - Lê Văn Lương) cho biết, nếu những tháng truớc các lô đất có giá cạnh tranh trên thị trường đều được các văn phòng nhà đất thu gom ngay lập tức thì nay hầu như không có giao dịch. Tại địa bàn quận Hà Đông, vừa qua cũng đã xảy ra một số vụ vỡ nợ quy mô vài chục đến cả trăm tỷ đồng trong đó nhiều chủ văn phòng nhà đất đã có các con nợ này vay tiền. Giờ thì những người này còn đang phải lo siết nợ chứ chẳng buôn bán gì.

Theo chị Nga, giá đất dự án quanh trục đường Lê Văn Lương đã có dấu hiệu giảm xuống 2-3 triệu đồng/m2. Như liền kề dự án Văn Khê thời điểm tháng 9 giá bán 87 triệu đồng/m2 bao gồm cả tiền xây thô thì này chỉ còn 84-85 triệu đồng/m2, giá dự án An Hưng từ 67 triệu đồng/m2 xuống còn 65 triệu

đồng/m2.... Khảo sát tại các phòng công chứng Hà Nội cho thấy mức độ giao dịch bất động sản tăng đột biến. Theo ông Ngô Hồng Tuấn - trưởng phòng công chứng Đông Đô - Nam Trung Yên, thời gian gần đây số lượng khách hàng đến giao dịch hợp đồng chuyển nhượng bất động sản tăng lên nhưng chủ yếu họ chỉ công chứng "gán" nhà để trả nợ vay chứ khôn

DiaOcOnline.vn - Theo VEF