Việt Nam nên cẩn trọng với nhà chọc trời

Cập nhật 22/07/2010 08:10

Đủ khả năng xây nhà chọc trời thuộc hàng Top thế giới song Việt Nam nên thận trọng về địa chất và dòng tiền đâu tư, đây là khuyến cáo của các chuyên gia bên lề hội thảo quốc tế về nhà siêu cao tầng ngày 20/7.

Đủ khả năng xây nhà chọc trời thuộc hàng Top thế giới song Việt Nam nên thận trọng về địa chất và dòng tiền đâu tư, đây là khuyến cáo của các chuyên gia bên lề hội thảo quốc tế về nhà siêu cao tầng ngày 20/7.

Ông Karl Fender, Chủ tịch Hội kiến trúc sư Australia và Viện kiến trúc quốc gia Australia. "Nhà cao tầng không phải mặt nạ để trang trí mà phải phải cần có nét văn hóa riêng".


Ông Karl Fender. Ảnh:H. Lan
Tôi lưu ý các bạn khi xây nhà chọc trời cần có cái nhìn trung và dài hạn, đặt công trình trong bối cảnh hôm nay và hàng chục năm sau.

Để xây nhà chọc trời cần nghiên cứu kỹ lưỡng về vấn đề địa chất, giao thông, quy hoạch và tùy theo kết quả nghiên cứu mà có những phương án khả thi. Chúng ta không nên khởi động xây nhà cao tầng với một yếu tố cố định ngay từ đầu mà cần có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với quy hoạch.

Tòa nhà cao tầng không phải mặt nạ để trang trí mà cần phải có những nét văn hóa riêng. Ở Sao Paulo (Brazil), thành phố của hơn 20 triệu dân vẫn có những khu ổ chuột và giao thông đi lại còn rất khó khăn. Song họ đã sáng tạo xây dựng nên những chiếc xe bus màu vàng ở trên cao như một biểu tượng đặc trưng riêng rất đẹp.

Quay trở lại câu chuyện của Việt Nam, có người đặt câu hỏi liệu Việt Nam chỉ cần xây những tòa nhà 50-70 tầng mà vẫn thể hiện được phong cách riêng không? Câu trả lời là có thể. Tôi biết các bạn mong muốn có công trình cao tầng với biểu tượng thật đẹp. Nhưng tôi cho rằng, độ cao không phải là biểu tượng thiết kế. Nhiều nơi vẫn có thể có những tòa nhà 30-50 tầng mà vẫn thể hiện được phong cách riêng.

Ông Mohsin Ahmad, Tổng giám đốc và Chủ tịch Công ty Axis Design Group Internationnal: "Việt Nam cần chuyển bị kỹ dòng tiền đầu tư".


Ảnh: Ông Mohsin Ahmad. Ảnh: H.L
Theo quy hoạch, Hà Nội được xây dựng theo dạng lòng chảo, xây nhà thấp tầng ở nội đô và cao tầng ở phía ngoài. Một câu hỏi đặt ra là nếu xây một tòa nhà siêu cao tầng ở giáp nội đô liệu có phá vỡ quy hoạch chung không? Tôi cho rằng, những tòa nhà cao tầng không nên quá gần nội đô nhưng điều quan trọng nhất là cách thiết kế tòa nhà như thế nào. Công trình quá cao nhưng nếu ăn khớp với kiến trúc đô thị thì vẫn được chấp nhận.

Theo tôi, vấn đề Việt Nam lo ngại nhất khi xây nhà cao tầng là có đủ tiền để xây hay không. Vốn đầu tư của Việt Nam liệu có đáp ứng được? Công nghệ nhà cao tầng của Việt Nam chưa mạnh, nhưng nếu có vốn, chúng ta có thể thuê các chuyên gia tư vấn.

Tiến sĩ Tuấn Ngô, Trưởng ban nghiên cứu mạng lưới RNSA bảo vệ các công trình quan trọng của chính phủ Australia: "Cần lưu tâm đến vấn đề phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm".


Ông Tuấn Ngô. Ảnh: H. Lan.
Cách đây 20 năm, khi điều kiện kinh tế chưa cao, Malaysia vẫn quyết tâm xây dựng tháp đôi Petronas để tạo điểm nhấn cho đất nước. Tôi cho rằng đưa ra quyết định xây nhà chọc trời hay không phụ thuộc vào mục đích của công trình.

Đối với tòa nhà chọc trời, thời gian hoàn vốn dài hơn nhưng lại có lợi ích về mặt kinh tế gián tiếp như thu hút khách du lịch, làm tăng giá trị của những công trình xung quanh. Để có điểm nhấn đô thị, mỗi công trình phải có chiều cao nhất định. Nếu làm thấp nhỏ thì không thể đạt được mục tiêu này. Song cũng cần lưu ý, Việt Nam là một trong 5 nước có nguy cơ đối mặt với biến đổi khí hậu nhiều nhất.

Làm nhà cao tầng cần chú ý đến các công nghệ thi công kết cấu. Ngoài ra, mỗi công trình có thể chứa tới 20.000- 30.000 người nên cần lưu tâm đến yếu tố phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm. Công trình cao tầng không thể thoát hiểm theo những cầu thang bình thường.

Đối với những công trình chọc trời, những cầu thang máy được thiết kế đặc biệt cho phép người dân thoát hiểm với tốc độ cao. Cứ 20-25 tầng sẽ có một tầng thoát nạn được bố trí về điện, dự phòng điều hòa không khi để đảm bảo trong trường hợp cháy vẫn có thể tránh nạn được.

Tôi tin với những tiến bộ khoa học hiện đại, Việt Nam có thể áp dụng những công nghệ mới để tăng khả năng chịu lực, độ bền công trình cũng như hệ thống thang máy thoát hiểm đặc biệt.

Ông Lê Quý, Kỹ sư Tư vấn thiết kế kết cấu, xây dựng Hội viên hội kỹ sư Australia: "Cần tham khảo, học hỏi những kỹ sư địa chất VN".

Tôi cho rằng các chuyên gia thiết kế tòa nhà Petronas, Taipei 101 rất may mắn khi biết hai tòa nhà này nằm trên đá vôi hay đá loại cứng. Ở Hà Nội, địa chất châu thổ sông Hồng khác hẳn, không có đá mà chỉ có lớp sỏi đá nằm ở âm 40 - 50 mét. Do đó các nhà thiết kế nước ngoài khi đưa ra kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến cần phải tham khảo, bàn bạc và học hỏi cả những kỹ sư Việt Nam có giàu kinh nghiệm về địa chất học địa phương.

Ông Karl Fender từng chủ trì thiết kế kiến trúc tháp Eureka 90 tầng cao nhất thành phố Melbourne và cũng là một trong các tháp chung cư cao nhất thế giới hiện nay. Ông Karl nhận được rất nhiều giải thưởng kiến trúc cho các công trình cao tầng, quy hoạch đô thị và trường đại học ở Australia, Đông Nam Á và Trung Đông.

Ông Mohsin Ahmad
từng thiết kế kết cấu cho nhiều công trình siêu cao tầng trên thế giới như tháp đôi Petronas Twin Towers, tháp 101 Taipei (Đài Loan), tháp Burj Dubai, tháp Four Season Tower (Malaysia).

Ông Tuấn Ngô
là giảng viên đại học tổng hợp Melbourne. Ông từng tham gia tư vấn thiết kế thẩm định hàng chục công trình quan trọng của chính phủ Australia khu vực châu Á, Trung Đông như tháp Kuwait Gate (90 tầng), tháp Al Burj Dubai, tháp NPB ở Kuala Lumpur (600 m), tháp Soul Tower, Brisbane (90 tầng).


DiaOcOnline.vn - Theo VnExpress