UBND TP HCM không có chủ trương dùng quỹ đất tái định cư để làm nhà ở thương mại, trục lợi ngân sách
UBND TP HCM không có chủ trương dùng quỹ đất tái định cư để làm nhà ở thương mại, trục lợi ngân sách
Đó là khẳng định của ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM, tại buổi họp báo định kỳ đầu năm 2018 diễn ra chiều 16-3.
Do thay đổi chính sách
Phản hồi về "Báo cáo kiểm toán hoạt động đầu tư xây dựng, mua nhà, đất phục vụ tái định cư (TĐC) và công tác quản lý, bố trí quỹ nhà, đất TĐC giai đoạn 2016-2020 của TP HCM" của Kiểm toán Nhà nước cho rằng hơn 14.000 căn hộ, nền đất phục vụ TĐC tại TP HCM đang thừa, ông Trần Trọng Tuấn cho rằng đây là yếu tố khách quan do chính sách và pháp luật quy định của từng thời kỳ.
Cụ thể, năm 1998 kéo dài đến năm 2007, TP thực hiện TĐC theo Nghị định 22. Khi giải tỏa, nhà nước đền bù theo giá đền bù hoặc bố trí một căn hộ mới. Lúc đó, nhận nhà có lợi hơn nên người dân chọn phương án đó để bán lại cho người khác kiếm lời. Căn hộ TĐC lúc đó thiếu trầm trọng. Vì vậy, lãnh đạo UBND TP HCM nhanh chóng đầu tư khu TĐC Vĩnh Lộc B và khu 12.500 căn tại Thủ Thiêm (quận 2) với ý nghĩa giải quyết nhu cầu TĐC cũng như hình thành các khu nhà ở bảo đảm hạ tầng. Tuy nhiên, ít năm sau, chính sách lại thay đổi. Lúc này, theo quy định pháp luật, giải tỏa phải bồi thường theo giá trị thị trường. Như vậy, việc nhận tiền có lợi hơn nhận căn hộ dẫn đến việc dư các khu TĐC.
Về hướng giải quyết hơn 14.000 căn hộ, nền đất đang thừa, Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM cho rằng sẽ dùng 8.524 căn hộ và nền đất tiếp tục bố trí TĐC cho các dự án sắp tới. Ngoài ra, 1.000 căn hộ ở Vĩnh Lộc B để dành bố trí cho người dân bị thiên tai, sạt lở đất, bão…; số ít chuyển sang nhà ở xã hội… Hiện tại, TP HCM cũng đã được Chính phủ chấp thuận đấu giá 5.222 căn hộ, nền đất bán sang nhà ở thương mại. Đồng thời, cho đề xuất tổ chức đấu giá bổ sung 184 căn hộ không còn nhu cầu sử dụng.
![]()
Khu tái định cư Thủ Thiêm hiện thừa 12.500 căn hộ
|