Theo đó, TP.HCM có tỉ trọng dư nợ tín dụng bình quân qua các năm đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh BĐS lớn nhất cả nước, chiếm 47%, tiếp đến là Hà Nội 20%, còn lại là các địa phương khác. Dư nợ cho vay đối với lĩnh vực BĐS hiện giảm so với cuối năm 2010. Tuy nhiên, cho vay đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị...
Đó là thông tin đáng chú ý tại đề án phát triển thị trường bất động sản (BĐS) của Bộ Xây dựng mới đây.
Theo đó, TP.HCM có tỉ trọng dư nợ tín dụng bình quân qua các năm đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh BĐS lớn nhất cả nước, chiếm 47%, tiếp đến là Hà Nội 20%, còn lại là các địa phương khác. Dư nợ cho vay đối với lĩnh vực BĐS hiện giảm so với cuối năm 2010. Tuy nhiên, cho vay đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, văn phòng, trung tâm thương mại tăng, cho vay mua nhà để bán cũng tăng, trong khi đó cho vay mua nhà, xây nhà, sửa nhà để ở lại giảm nhiều. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng cho phía cung và cầu BĐS chưa cân đối.
Trên cả nước, dư nợ trung và dài hạn đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh BĐS luôn chiếm tỉ trọng cao hơn so với dư nợ ngắn hạn. Cụ thể, dư nợ trung và dài hạn bình quân qua các năm chiếm tỉ trọng khoảng 80% tổng dư nợ, dư nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng khoảng 20% tổng dư nợ. Điều này phù hợp với đặc điểm của các dự án BĐS thường có thời gian hoàn vốn dài.