Trong nhiều năm qua TPHCM đã tiêu tốn hàng chục ngàn tỷ đồng để đầu tư cho công tác chống ngập. Song bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn quá nhiều tồn tại, nhiều khu vực vẫn bị ngập lênh láng khi triều cường.
Trong nhiều năm qua TPHCM đã tiêu tốn hàng chục ngàn tỷ đồng để đầu tư cho công tác chống ngập. Song bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn quá nhiều tồn tại, nhiều khu vực vẫn bị ngập lênh láng khi triều cường.
Nước chảy ngược từ cống thoát
TS. Võ Kim Cương, nguyên Kiến trúc sư trưởng TPHCM, cho biết hiện nay quy hoạch thoát nước, chống ngập của khu vực trung tâm đã có và nhiều công trình chống ngập lớn với mức đầu tư hàng tỷ USD đã được thực hiện, nhưng nhiều khu vực của TP vẫn bị ngập. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ngập nặng dù đã được đầu tư nhiều công trình chống ngập là do mực nước tự nhiên của mưa và triều cường đã cao hơn độ cao nền xây dựng.
Nếu không kể tới nguyên nhân do biến đổi khí hậu và lún tự nhiên của công trình, ngập nước đô thị hiện nay là hậu quả của việc trên 60% đất đai của TP có cao trình thấp hơn 2m, những vùng trũng thấp có cao trình từ 0-0,5m là những vùng ngập triều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng thủy triều. GS. Đào Xuân Học, Chủ tịch Hội thủy lợi Việt Nam |
Thực ra việc tính toán xác định độ cao san nền và lập quy hoạch xây dựng hệ thống thoát nước để chống ngập là một nội dung của quy hoạch đô thị, từ quy hoạch chung đến quy hoạch chi tiết. Xác định cao độ san nền theo đúng quy hoạch cũng là công việc đầu tiên trong xây dựng một công trình. Về lý thuyết muốn không bị ngập độ cao nền xây dựng phải cao hơn mức nước cao nhất theo tần suất lịch sử.
Nhưng trên thực tế, tại TPHCM hiện nay các khu vực bị ngập do triều cường, nước đã chảy ngược từ cống thoát nước lên và ngập mặt đường, có chỗ sâu hơn nửa mét.
Những ngày qua, dù trời không mưa nhưng nhiều tuyến đường bị ngập nặng, nhất là tại các khu dân cư mới. Khu vực Thảo Điền (quận 2) đợt triều cường vừa qua nhiều tuyến đường ngập hơn 0,5m hay như đường Nguyễn Bình, Huỳnh Tấn Phát (huyện Nhà Bè) ngập đến nỗi nhiều phương tiện giao thông chết máy. Nhiều người phải dừng xe bên lề đường chờ nước rút hoặc tìm hướng khác để lưu thông. Khu vực đường Võ Văn Ngân, Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức) vốn là vùng trũng, nước từ các nơi khác đổ về gây ngập sâu hơn 0,5m…
Giám đốc một công ty xây dựng cho biết tại nhiều dự án khu dân cư mới được duyệt hơn 10 năm về trước, đến thời điểm hiện nay cốt nền không còn phù hợp, nên phần lớn bị ngập nặng khi có mưa hay triều cường.
![]()
Nhiều khu vực TPHCM người dân phải ám ảnh khi triều cường lên gây ngập nước dù không mưa.
|