Liên quan đến vốn đầu tư các dự án đường sắt đô thị - metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và số 2 (Bến Thành - Tham Lương), ngày 5.1, UBND TP.HCM có văn bản kiến nghị Chính phủ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc…
Liên quan đến vốn đầu tư các dự án đường sắt đô thị - metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và số 2 (Bến Thành - Tham Lương), ngày 5.1, UBND TP.HCM có văn bản kiến nghị Chính phủ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc…
![]()
Dự án đường sắt đô thị - metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đang được thi công
ẢNH: ĐỘC LẬP |
8 tuyến metro và “giấc mơ thoát kẹt xe” ở Sài Gòn
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, áp lực giao thông ngày càng gia tăng mức độ căng thẳng. Hiện TP.HCM đã có hơn 8 triệu xe máy, ô tô; bình quân mỗi tháng có thêm khoảng 30.000 phương tiện đăng ký mới. Trong khi đó, theo Sở GTVT TP.HCM, tỷ lệ mặt đường giao thông so với diện tích đô thị của TP.HCM hiện thấp nhất cả nước, chỉ đạt mật độ 1,98 km/km2 (theo quy chuẩn xây dựng VN phải đạt 10 - 13,3 km/km2).
Để giải bài toán giao thông, từ khoảng 20 năm trước, TP.HCM đã tính toán nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng giao thông để giải quyết nhu cầu đi lại, tháo những “nút thắt cổ chai” về giao thông vốn được xem là một trong những lực cản của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, nhiều quy hoạch giao thông được xúc tiến với việc tính toán xây dựng hệ thống đường sắt đô thị - metro với 8 tuyến; đường trên cao; các tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray (tramway hoặc monorail)… để tiến tới xóa bỏ hình ảnh phương tiện ùn tắc, kẹt cứng thường xuyên xảy ra trên các tuyến đường bộ như hiện nay.
Tuy nhiên, mặc dù việc quy hoạch hệ thống giao thông TP.HCM được duyệt từ lâu nhưng chủ yếu do khó khăn về nguồn vốn đầu tư, nên đến nay hầu hết các quy hoạch trọng điểm về giao thông đô thị hiện đại vẫn chưa thể triển khai đúng kế hoạch.
Cụ thể, hệ thống đường trên cao, các tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray chưa triển khai. Riêng 8 tuyến metro được xem là “giấc mơ thoát kẹt xe” của người dân Sài Gòn, hiện chỉ mới xây dựng tuyến metro số 1; tuyến metro số 2 và metro số 5 cũng đang trong quá trình triển khai, và tất cả các dự án đều bị lùi tiến độ cũng chủ yếu do khó khăn về nguồn vốn.
Ước tính TP.HCM cần đến khoảng 40 tỉ USD để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông trong những năm tới. Trong khi đó, thực tế vốn dành cho hạ tầng, đầu tư phát triển của TP.HCM chỉ khoảng trên dưới 10.000 tỉ đồng mỗi năm.