TPHCM - gỡ vướng cấp giấy chứng nhận

Cập nhật 12/08/2013 15:43

Sở Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) TPHCM vừa có văn bản gửi UBND TPHCM báo cáo tình hình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các vướng mắc để kiến nghị Thủ tướng giải quyết.

Sở Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) TPHCM vừa có văn bản gửi UBND TPHCM báo cáo tình hình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các vướng mắc để kiến nghị Thủ tướng giải quyết.

Sở TM-MT TPHCM cho biết đầu năm 2012 trên địa bàn có 309.000 căn nhà chưa được cấp giấy chứng nhận, trong đó 179.000 đủ điều kiện để được cấp cần vận động người dân lập hồ sơ giải quyết, 130.000 không đủ điều kiện cần xử lý, lập hồ sơ quản lý.

Năm 2012, các quận/huyện đã cấp được 83.000 giấy chứng nhận, 6 tháng đầu năm 2013 cấp được 43.000 giấy chứng nhận. Số giấy chứng nhận còn tồn là 53.000. Theo chỉ đạo của UBND TP, các quận/huyện phấn đấu hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận vào tháng 9-2013.


Yêu cầu 18 địa phương trên cả nước có khối lượng cấp giấy chứng nhận thấp cần đôn đốc, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ. Các địa phương này phải xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành kinh tế-xã hội từ nay đến cuối năm. Với các vướng mắc, tồn tại, các địa phương cần triển khai phân loại. Những trường hợp sai phạm như vi phạm luật đất đai, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất công, giao đất có thẩm quyền… (trong đó Hà Nội có 125.000 trường hợp, TPHCM 130.000 trường hợp) cần kiên quyết xử lý sai phạm để đảm bảo đối tượng, điều kiện phù hợp. Các trường hợp khó khăn do thủ tục, cơ chế chưa “theo” kịp có thể xem xét, giải quyết linh hoạt theo từng vấn đề.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
 

Qua thực tế công tác cấp giấy chứng nhận, Sở TM-MT đề xuất, kiến nghị một số giải pháp để tháo gỡ khó khăn. Cụ thể, trong 130.000 căn nhà không đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm: không phù hợp quy hoạch; nhà đất mua bán giấy tay sau ngày 1-7-2004; nhà xây dựng không phép sau ngày 1-7-2006; nhà đất thuộc diện lấn chiếm; nhà đất đang có tranh chấp. Trong đó khoảng 70% thuộc diện không phù hợp quy hoạch và mua bán giấy tay sau ngày 1-7-2004, xây dựng nhà không phép sau ngày 1-7-2006.

Để đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận, UBND TP đã thống nhất giải quyết cho 3 trường hợp theo quy định không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. Thứ nhất, trường hợp sử dụng nhà, đất sau ngày 15-10-1993 và trước thời điểm công bố quy hoạch, nhưng tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quy hoạch đã được công bố và không phù hợp với quy hoạch.

Thứ hai, trường hợp mua bán nhà, đất giấy tay sau ngày 1-7-2004. Thứ ba, trường hợp xây nhà không phép, sai phép sau ngày 1-7-2004 đến trước ngày 1-5-2009 (ngày Nghị định 23/2009/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng có hiệu lực).

Bên cạnh đó, hiện việc thu tiền sử dụng đất có một số vướng mắc, liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận. Trong đó có trường hợp chủ đầu tư đã thực hiện dự án, chuyển nhượng nhà đất, căn hộ cho hộ dân sử dụng nhiều năm nhưng chưa có quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, chưa nộp tiền sử dụng đất nên chưa được cấp giấy chứng nhận.

Yêu cầu 18 địa phương trên cả nước có khối lượng cấp giấy chứng nhận thấp cần đôn đốc, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ. Các địa phương này phải xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành kinh tế-xã hội từ nay đến cuối năm. Với các vướng mắc, tồn tại, các địa phương cần triển khai phân loại. Những trường hợp sai phạm như vi phạm luật đất đai, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất công, giao đất có thẩm quyền… (trong đó Hà Nội có 125.000 trường hợp, TPHCM 130.000 trường hợp) cần kiên quyết xử lý sai phạm để đảm bảo đối tượng, điều kiện phù hợp. Các trường hợp khó khăn do thủ tục, cơ chế chưa “theo” kịp có thể xem xét, giải quyết linh hoạt theo từng vấn đề.

Nhân viên văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận 6 giải quyết hồ sơ cho người dân. Ảnh: CAO THĂNG

Như tại quận Bình Thạnh, có 7 dự án của Công ty Phát triển nhà Bình Thạnh xây dựng với gần 2.000 căn hộ chưa được cấp giấy chứng nhận. UBND TP chỉ đạo giải quyết theo hướng người dân không có lỗi, đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư, nhà xây dựng phù hợp với quy hoạch sẽ cấp giấy chứng nhận cho người dân.

Đồng thời yêu cầu chủ đầu tư hoàn tất thủ tục pháp lý và thực hiện hiện nộp tiền sử dụng đất, việc cấp giấy chứng nhận cho người dân không phụ thuộc việc nộp tiền sử dụng đất của chủ đầu tư.

Tuy nhiên, để giải quyết dứt điểm, Sở TM-MT kiến nghị cho phép tính và thu tiền sử dụng đất của chủ đầu tư theo giá đất và chính sách quy định tại thời điểm chủ đầu tư chuyển nhượng cho các hộ dân. Theo quy định, chủ đầu tư phải nộp tiền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Như vậy không khả thi vì tiền sử dụng đất cao hơn nhiều lần so với thời điểm chuyển nhượng.

Ngoài ra, hầu hết các trường hợp này là doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND quận/huyện, thời điểm đó được UBND quận/huyện cho phép thực hiện dự án, nhưng lại không lập thủ tục ở cấp TP để được duyệt quyết định giao đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất nên để xảy ra tình trạng này có phần trách nhiệm của cơ quan nhà nước.

DiaOcOnline.vn - Theo Sài gòn Đầu tư tài chính