Với việc tồn kho bất động sản vẫn ở mức cao và chưa có nhiều giải pháp giải phóng hàng tồn thì mới đây, Bộ Xây dựng đã có kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương không cấp phép mới cho các dự án nhà ở thương mại và khu đô thị mới trong năm 2014. Đề xuất trên có thể giúp giải quyết tồn kho hay không cần phải đợi câu trả lời qua thời gian, song việc hạn chế các dự án xây dựng mới lại bị xem là có vấn đề. Những căn biệt thự không người ở hay những căn hộ tồn kho liệu sẽ có nhiều cơ hội được giải phóng hơn nếu như đề xuất về việc dừng cấp phép cho các dự án nhà ở thương mại mới do Bộ Xây dựng đưa ra được thông qua?
Với việc tồn kho bất động sản vẫn ở mức cao và chưa có nhiều giải pháp giải phóng hàng tồn thì mới đây, Bộ Xây dựng đã có kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương không cấp phép mới cho các dự án nhà ở thương mại và khu đô thị mới trong năm 2014. Đề xuất trên có thể giúp giải quyết tồn kho hay không cần phải đợi câu trả lời qua thời gian, song việc hạn chế các dự án xây dựng mới lại bị xem là có vấn đề. Những căn biệt thự không người ở hay những căn hộ tồn kho liệu sẽ có nhiều cơ hội được giải phóng hơn nếu như đề xuất về việc dừng cấp phép cho các dự án nhà ở thương mại mới do Bộ Xây dựng đưa ra được thông qua?
Tính đến cuối tháng 2/2014, lượng tồn kho bất động sản lên tới 92.690 tỷ đồng. Áp lực giải quyết hàng tồn bất động sản là cực lớn, song theo các chủ đầu tư, đề xuất của Bộ Xây dựng lại mới chỉ giải quyết được một chiều của vấn đề. Theo các chuyên gia xây dựng, có vấn đề bất cập ở đây là với những dự án chủ đầu tư đã bỏ tiền giải phóng mặt bằng thì sẽ ra sao, sẽ để chôn vốn ở đấy? Chính vì thế, nhiều ý kiến cho rằng nên rà soát và những dự án mang tính khả thi thì nên để triển khai, còn những dự án tính khả thi không cao, vị trí xa trung tâm, hạ tầng không đảm bảo... thì dừng là hợp lý.