Tồn tại nhiều đô thị "ma" giữa Hà Nội, dự án mới mở bán của “Đại gia điếu cày” lèo tèo khách... là những thông tin bất động sản nổi bật trong tuần.
Buổi chiều ngày 18/11 - ngày chính thức mở bán tòa CT12B dự án chung cư Kim Văn – Kim Lũ nằm trên đường Nguyễn Xiển (Thanh Xuân, Hà Nội) lèo tèo khách mua ở.
Trái ngược với khung cảnh tấp nập của sàn Mường Thanh khi mở bán dự án mới trước đây, chiều 18/11, "Đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản chính thức mở bán tòa CT12B chung cư Kim Văn – Kim Lũ vẫn với chiêu chênh giá 10- 70 triệu đồng/căn, nhưng người muốn mua ở rất ít.
Thậm chí, ngay cả một số dân môi giới cũng không màng đến chuyện buôn bán nhà của đơn vị này.
Sàn Mường Thanh lèo tèo khách mua, chỉ chủ yếu là "cò"
Sắp có nhà ở xã hội giá chỉ từ 200 triệu đồng/căn hộ
Nguồn tin từ Công ty Cổ phần Đầu tư C.E.O (CEO Group) cho biết, dự án nhà ở xã hội tại Khu đô thị mới Sunny Garden City, huyện Quốc Oai, Hà Nội sẽ chính thức khởi công vào cuối quý IV/2013 và sẽ hoàn thành vào năm 2015.
Dự án có diện tích đất 10.528m2, nằm trong quần thể 24,4ha của Khu đô thị mới Sunny Garden City tọa lạc tại huyện Quốc Oai, Hà Nội (cách Trung tâm Hội nghị quốc gia 14 km).
Tổng mức đầu tư dự án là 350 tỷ đồng do CEO Group làm chủ đầu tư. Theo dự kiến, khi hoàn thành vào năm 2015, dự án sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 500 căn hộ với diện tích từ 30 - 70m2/căn hộ.
Hình ảnh thực tế tiến độ dự án Sunny Garden City
Tồn tại nhiều đô thị "ma" giữa Hà Nội
Trên địa bàn Hà Nội hiện đang tồn tại hàng chục dự án hoang trong đó nhiều dự án như Geleximco, Vân Canh, Đô Nghĩa, Dương Nội...đã hoàn thiện xong nhà nhưng không có người ở.
Trung tâm thương mại và phố chợ Đô Nghĩa nằm trong tổng thể khu đô thị mới Dương Nội, rộng 22.86 ha bao gồm các khu thương mại, sinh vật cảnh, công viên hồ nước, nhà phố chợ và biệt thự. Chủ đầu tư là Tập đoàn Nam Cường.
Nhà đầu tư ngoại thâu tóm bất động sản Việt?
Dù bức tranh vốn FDI vào bất động sản (BĐS) không mấy tươi sáng, nhưng giới chuyên môn vẫn đánh giá thị trường BĐS Việt Nam còn nhiều tiềm năng thu hút nhà đầu tư ngoại. Bởi vì nhu cầu nhà ở hiện nay của người dân còn rất lớn, dân số trẻ, kinh tế tăng trưởng ổn định, tốc độ đô thị hóa hiện còn chậm... Tuy nhiên, xu hướng của các nhà đầu tư FDI không phải là đầu tư mới, mà mua lại các dự án đang xây dựng dở.
“Mua lại dự án đã có sẽ giảm bớt rủi ro, đặc biệt là khâu thủ tục cấp phép đầu tư, vì khâu này mất thời gian, phiền phức, nhiêu khê…”, ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng đánh giá. Thêm nữa, hiện nay giá nhà đã giảm nhiều, việc mua lại sẽ có lợi hơn.