Tiêu chí đặt ra là người được bồi thường có thể mua một thửa đất cùng diện tích tại một vị trí tương tự.
Tiêu chí đặt ra là người được bồi thường có thể mua một thửa đất cùng diện tích tại một vị trí tương tự.
“Khi được hỏi, 80% số người bị thu hồi đất trả lời không hài lòng hoặc rất không hài lòng về giá áp dụng để tính bồi thường, hỗ trợ tái định cư bởi họ luôn thấy mình được bồi thường thấp hơn giá thị trường; 67% không hài lòng đối với giá bồi thường cho tài sản gắn liền với đất; 57% không hài lòng về nơi tái định cư”. Đó là nội dung đáng chú ý tại Báo cáo Nghiên cứu về cơ chế xác định giá đất phục vụ bồi thường giải phóng mặt bằng tại Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) được đưa ra tại hội thảo về quản trị tốt trong lĩnh vực đất đai (tháng 5-2011, tại Vĩnh Phúc).
Tiền bồi thường không đủ mua đất tái định cư
Thông tin trên được Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn Việt Nam cung cấp sau các nghiên cứu tại TP.HCM, Dăk Lăk và Bắc Ninh. Cũng theo nghiên cứu này, tình trạng thường xảy ra là người nhận tiền bồi thường về đất ở không đủ tiền để mua lại thửa đất tái định cư. Có tới 80% ý kiến được hỏi (gần 600 người) cho hay để mua được thửa đất tương tự thửa đất bị thu hồi, họ phải bù thêm khá nhiều tiền.
Một ví dụ cụ thể: Ở TP Buôn Ma Thuột, một gia đình được bồi thường 800 triệu đồng nhưng lại phải trả tới 2,8 tỉ đồng để có được thửa đất tái định cư. Do số tiền chênh lệch quá lớn, người dân ở đây thường phải bán thửa đất tái định cư, mua đất chỗ khác hợp túi tiền hơn.
Thu hồi đất xây dựng khu đô thị mới ở quận 2, TP.HCM. Ảnh: HTD |
Phân chia phần giá trị tăng lên sau khi có hạ tầng
Khi đất nông nghiệp bị thu hồi chưa có hạ tầng, mức bồi thường đó là hợp lý. Nhưng khi đã có hạ tầng rồi, giá đất ở đó tăng lên đến vài chục lần, người dân lại cảm thấy bị thiệt thòi. Nhưng nếu cứ bồi thường theo yêu cầu sau này của người dân thì rất khó. Vì vậy, cần có cơ chế phân chia hợp lý phần giá đất tăng lên sau khi có hạ tầng cho các bên. Cụ thể, người dân bị thu hồi đất, Nhà nước và doanh nghiệp sẽ được bao nhiêu ở trong phần giá trị tăng lên đó.
Ông BÙI VĂN SỸ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý đất đai - Tổng cục Quản lý đất đai
DiaOcOnline.vn - Theo Pháp Luật TP