Khu vực BĐS luôn đóng góp tỷ lệ lớn vào ngân sách nhà nước thông qua các sắc thuế trực tiếp lẫn gián tiếp. Hầu hết các yếu tố tham gia thị trường (kinh doanh, tạo lập) đều chịu quản lý từ cơ quan thuế. Ở Hà Nội, bên cạnh bài toán nợ đọng tiền thuế sử dụng đất của giới chủ đầu tư, đơn vị hữu trách mới đây đã đưa ra lời giải cuối cùng cho nghĩa vụ thuế cá nhân chuyển nhượng BĐS.
Khu vực BĐS luôn đóng góp tỷ lệ lớn vào ngân sách nhà nước thông qua các sắc thuế trực tiếp lẫn gián tiếp. Hầu hết các yếu tố tham gia thị trường (kinh doanh, tạo lập) đều chịu quản lý từ cơ quan thuế. Ở Hà Nội, bên cạnh bài toán nợ đọng tiền thuế sử dụng đất của giới chủ đầu tư, đơn vị hữu trách mới đây đã đưa ra lời giải cuối cùng cho nghĩa vụ thuế cá nhân chuyển nhượng BĐS.
Chính sách thuế chuyển nhượng BĐS từ 4 năm qua tỏ ra “hụt hơi” bởi chính các quy định từ cơ quan ban hành. Nay hoạt động cá nhân chuyển nhượng BĐS được đồng quy về một phương pháp: 2% trên giá trị giao dịch.
Một thời “gà mắc tóc”
Không ngoa khi nhận định như vậy về quá trình nghiên cứu, ban hành, hướng dẫn chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) áp dụng cho hoạt động chuyển nhượng nhà ở nhiều năm qua.
Chính sách thuế chuyển nhượng BĐS có hiệu lực từ 26/9/2009. Khi DN, nhà đầu tư và khách hàng đang say địa ốc “ảo”, cơ quan thuế mở ra 2 cánh cửa về cách thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Theo đó, người dân được lựa chọn hoặc nộp 25% của phần chênh lệch giữa giá bán và giá gốc, hoặc 2% trên tổng giá trị nhà đất chuyển nhượng.
“Thoáng” như vậy, đương nhiên chuyện cá nhân, DN bắt tay để “né” thuế là điều khó tránh khỏi trong bối cảnh chính sách quản lý, phát triển BĐS chưa thoát cảnh “tranh tối, tranh sáng”.
Về phần chủ đầu tư, chẳng ai dại gì tư vấn bán hàng cho khách lựa chọn cách tính 25% phần chênh lệch giá bán và giá gốc (để nộp thuế). Bởi nguyên nhân khách quan: cơ quan thuế… chưa nghĩ ra kế sách minh định giá trị giao dịch thực tế giữa hai bên tại thời điểm kê khai nộp thuế.
Cần nhắc lại, giai đoạn 2009 - cuối 2010 là đỉnh cao của những bản hợp đồng trao tay chớp nhoáng giúp rất nhiều cá nhân, DN “phất như diều gặp gió”. Vì vậy, DN lẫn các cá nhân tự chuyển nhượng BĐS đều “dắt” nhau tới giải pháp 2% tổng giá trị. Lỗ hổng pháp lý khiến tiền thuế vào ngân sách bị thất thu đa phần nằm ở mảng giao dịch giữa các cá nhân.
Năm 2007, khi thuế TNCN chưa “sờ” tới BĐS, nhiều mảnh đất 40 - 80m2 ở làng Phùng Khoang được mua đi bán lại với giá chừng 15 - 18 triệu đồng/m2. Tới tháng 10/2010, cũng những sản phẩm đó, giá sang tay vọt lên 35 - 45 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, hợp đồng bán nhà đất chỉ thể hiện mức tiền chưa tới 20 triệu đồng/m2 - mở rộng toàn địa bàn Hà Nội, khoản thuế TNCN đã được người dân “né” trong chuyển nhượng BĐS hoàn toàn vượt xa tưởng tượng.
Đồng quy về mức 2%, đơn giản hơn cho cơ quan thuế và người chuyển nhượng
|