Nghị định 69/2009NĐ-CP, ngày 13.8.2008 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã có hiệu lực được 3 năm, nhưng cho đến nay những vấn đề rắc rối, phức tạp xung quanh quy định về tiền sử dụng đất (SDĐ) vẫn chưa thể giải quyết.
Nghị định 69/2009NĐ-CP, ngày 13.8.2008 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã có hiệu lực được 3 năm, nhưng cho đến nay những vấn đề rắc rối, phức tạp xung quanh quy định về tiền sử dụng đất (SDĐ) vẫn chưa thể giải quyết.
Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (Horea) vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Ban chỉ đạo trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS), các bộ: Xây dựng, Tài nguyên-Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, UBND TPHCM, kiến nghị sửa đổi những quy định về việc tính tiền SDĐ và khấu trừ tiền SDĐ.
Bài 1: Dễ phát sinh cơ chế xin - cho
Hai vấn đề gây bức xúc lớn nhất cho người dân và doanh nghiệp (DN) đi nộp tiền sử dụng là tiền SDĐ quá cao và quy trình để xác định tiền SDĐ quá phức tạp. Cách thức và quy trình xác định tiền SDĐ hiện nay tiềm ẩn nhiều kẽ hở, làm phát sinh tiêu cực cũng như cơ chế xin – cho.
Mua lại đất của chính mình
Trước khi Nghị định 69 có hiệu lực, tiền SDĐ DN và người dân phải nộp dựa trên bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố ban hành. Bảng giá đất được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành vào ngày đầu mỗi năm. Với cách thức này, vấn đề thu tiền SDĐ trong một thời gian dài không làm phát sinh các vấn đề rắc rối đáng kể nào. Thế nhưng kể từ khi Nghị định 69 ra đời quy định DN phải đóng tiền SDĐ theo giá thị trường chứ không đóng theo bảng giá đất do UBND tỉnh, thành trực thuộc trung ương ban hành như trước đây, những vấn đề phức tạp bắt đầu phát sinh từ đây.
Từ quy định của Nghị định 69 dẫn đến việc DN phải mua lại đất của chính mình, hiểu một cách khác là DN phải mua đất 2 lần. Lần một, trả tiền theo thỏa thuận để giải phóng mặt bằng - thực tế là mua đất của người có quyền sử dụng theo giá thỏa thuận. Lần 2 nộp tiền SDĐ cho ngân sách theo giá thị trường. Việc mua đất đến 2 lần đã làm đội giá đất lên cao. Theo phản ánh của một doanh nghiệp, tiền SDĐ cho 1 dự án diện tích 14.000m2 nếu tính theo phương thức cũ, áp theo bảng giá đất chỉ có 16 tỉ đồng nhưng nếu áp theo cách tính của Nghị định 69, số tiền lên đến 57 tỉ đồng.
Vấn đề vướng mắc lớn khác đó là việc khấu trừ tiền SDĐ. Thông thường, các DN kinh doanh BĐS khi thực hiện dự án, tiền bồi thường giải phóng mặt bằng được khấu trừ vào tiền SDĐ. Sau khi lấy tiền SDĐ trừ đi tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ cho ra con số thực tế tiền SDĐ cần phải nộp. Nhưng sau khi Nghị định 69 có hiệu lực, DN phải đóng tiền SDĐ theo giá thị trường nhưng tiền khấu trừ thì lại tính theo bảng giá đất. Một số DN phải ánh với Horea, trên thực tế họ phải bồi thường 3 triệu đồng/m2 nhưng khi khấu trừ chỉ được tính là 300.000 đồng/m2, bằng với giá quy định của thành phố.
Tiền SDĐ tăng, gây khó khăn cho hàng loạt doanh nghiệp BĐS. Ảnh: Quỳnh Mai
|
DiaOcOnline.vn - Theo Lao Động