Thị trường bất động sản: Thời của giá trị thực

Cập nhật 20/10/2013 08:10

Thị trường bất động sản khó khăn do ảnh hưởng từ khó khăn chung của cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu, là trở ngại lớn đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bất động sản. Trong bối cảnh thị trường như vậy, nhiều chủ đầu tư đã rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” do không có lực để tiếp tục triển khai, theo đuổi dự án đến cùng. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho các chủ đầu tư có năng lực thực sự, tiềm lực tài chính vững mạnh “vượt bão” khẳng định thương hiệu của mình.

Thị trường bất động sản khó khăn do ảnh hưởng từ khó khăn chung của cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu, là trở ngại lớn đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bất động sản. Trong bối cảnh thị trường như vậy, nhiều chủ đầu tư đã rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” do không có lực để tiếp tục triển khai, theo đuổi dự án đến cùng. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho các chủ đầu tư có năng lực thực sự, tiềm lực tài chính vững mạnh “vượt bão” khẳng định thương hiệu của mình.


Giá trị thực “giải cứu niềm tin”

Sự khó khăn của thị trường bất động sản đã diễn ra hơn 4 năm với hàng loạt bài toán cần giải đáp. Sự mất cân đối về cung – cầu, tồn kho cao, nợ xấu tăng mạnh khiến doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, nhưng bài toán về việc lấy lại niềm tin của khách hàng đối với thị trường lại càng khó khăn hơn. Trước đây, thị trường cung ít cầu nhiều, sản phẩm vừa ra mắt đã hết hàng, thậm chí giá trên trời khách hàng cũng chấp nhận để mua cho được căn hộ. Đến giai đoạn thị trường khó khăn kéo dài, không ít doanh nghiệp đã bỏ quên chữ tín, dự án bị đình trệ, chậm tiến độ, chất lượng thi công ít được quan tâm… dẫn tới niềm tin của khách hàng vào các chủ đầu tư dần bị cạn kiệt. Không những vậy, ngân hàng cũng mất niềm tin vào chủ đầu tư có năng lực thấp, không dám tiếp tục rót vốn để chủ đầu tư tiếp tục thi công dự án dẫn đến dự án dở dang. Bên cạnh đó, do chính sách thắt chặt tín dụng và tăng lãi suất cho vay nên hiện tượng đầu cơ bất động sản cũng không còn “đất sống”, do vậy thị trường đang thuộc về những khách hàng có nhu cầu thực.

Muốn vực dậy thị trường, tăng tính thanh khoản thì giải pháp hữu hiệu nhất đối với các doanh nghiệp bất động sản là phải cứu vãn lại niềm tin của những khách hàng bằng những sản phẩm thực, mang lại giá trị thực. Đó cũng là cơ hội để cho các nhà đầu tư có năng lực, uy tín thực sự, có nguồn tài chính dồi dào đảm bảo cho việc triển khai dự án và hiểu rõ khách hàng của mình để đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, khẳng định vị thế thương hiệu, tạo nên sự khác biệt từ trong khủng hoảng.

Chính vì vậy, đảm bảo tiến độ và chất lượng trong quá trình xây dựng dự án bất động sản là một trong những điều kiện cần và đủ để giữ vững lòng tin từ phía khách hàng. Hiểu rõ vấn đề cốt lõi, nên ngoài việc lựa chọn các nhà thầu có năng lực, uy tín ngay từ giai đoạn triển khai dự án, Ban lãnh đạo Tập đoàn Nam Cường cũng đã luôn theo dõi, sát sao, đôn đốc và có chỉ đạo kịp thời tới các Nhà thầu, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện, thi công các dự án do Tập đoàn làm chủ đầu tư.

Tại khu ĐTM Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) sau hơn 2 năm triển khai, tính đến thời điểm hiện tại hơn 1000 căn hộ chung cư, liền kề, biệt thự đã được Tập đoàn Nam Cường thực hiện bàn giao cho khách hàng và là một điểm sáng của thị trường bất động sản tại khu vực phía Tây Thủ đô Hà Nội. Khu ĐTM Dương Nội cũng đang dần trở thành một khu đô thị sống động và đầy tiềm năng, với các dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu của các hộ dân như: quán café, ẩm thực, siêu thị mini … cùng hệ thống sân vườn, đường dạo, khu vui chơi trẻ em, phòng sinh hoạt cộng đồng… đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng, tạo nên những giá trị gia tăng cho cư dân trong khu đô thị.

Và câu chuyện văn hoá kinh doanh

Khủng hoảng đang tạo điều kiện để thị trường được “thanh lọc” và chỉ có những doanh nghiệp làm ăn bài bản, uy tín thì mới tồn tại được và vấn đề mấu chốt là các doanh nghiệp này phải củng cố được niềm tin đang lung lay của khách hàng. Muốn làm được điều này, doanh nghiệp cần phải xây dựng văn hoá kinh doanh trong khủng hoảng, không chạy theo thị trường, coi trọng chất lượng, giữ đúng cam kết tiến độ và tạo ra các giá trị gia tăng cho bất động sản.

Làn sóng giảm giá ồ ạt tràn đến các dự án căn hộ, nhưng thay vì lao vào làn sóng đó để kích cầu Tập đoàn Nam Cường cũng như một số ít tên tuổi trong làng bất động sản vẫn kiên trì giữ giá, thậm chí không tiếp tục thực hiện mở bán ở một số dự án, mà tập trung vào triển khai thi công những dự án đã bán nhằm giữ đúng cam kết tiến độ với khách hàng. Là một trong những dự án có tiến độ thi công nhanh chóng, thậm chí vượt tiến độ dự kiến tại một số hạng mục, nên tổ hợp chung cư CT3 – Hoàng Quốc Việt Residentials (Khu ĐTM Cổ Nhuế, Hà Nội) đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía khách hàng. Qua 5 đợt mở bán, từ tháng 3/2013 gần 500 căn hộ tại dự án này đã được thị trường hấp thụ hoàn toàn, mặc dù mức giá mở bán được đưa ra là “không hề rẻ” trong bối cảnh giá bất động sản đang giảm sâu.

Theo nhiều khách hàng, việc lựa chọn căn hộ CT3 – Hoàng Quốc Việt Residentials giữa một rừng các dự án khác là do đây là một dự án có tiến độ nhanh chóng, chất lượng thi công được đánh giá cao và do chính uy tín của chủ đầu tư Nam Cường. Ngoài ra, khu ĐTM Cổ Nhuế cũng thu hút khách hàng bởi vị trí đắc địa, giá trị thương mại của dự án cùng những tiện ích trong khu đô thị mang lại cho khách hàng khi sinh sống tại đây.

Việc đầu tư và triển khai các dự án bất động sản một cách bài bản của Tập đoàn Nam Cường đã phần nào giải được bài toán niềm tin của khách hàng có như cầu thực vào thị trường cũng như vào các chủ đầu tư có năng lực thực sự. Với bản lĩnh, kinh nghiệm đầu tư và sự tự chủ trong tài chính của mình, Tập đoàn Nam Cường đang tạo ra những dấu ấn riêng của mình, khẳng định một triết lý, một phương trâm kinh doanh: “Nam Cường không kinh doanh đơn thuần mà muốn đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng chung của đất nước - một đô thị hiện đại, không dễ lạc hậu bởi thời gian”.

DiaOcOnline.vn - Theo Diễn đàn doanh nghiệp