Lúc thị trường khó khăn, thêm một giải pháp cũng có nghĩa là thắp thêm một hy vọng. Với bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy. Điều này càng cần thiết hơn đối với thị trường bất động sản. Chỉ trong một thời gian ngắn vừa qua, đã có một số chính sách, chủ trương khá thực tế nhằm "kích hoạt” thị trường này. Nhiều kỳ vọng hồi phục bất động sản đã và đang hé mở …
Lúc thị trường khó khăn, thêm một giải pháp cũng có nghĩa là thắp thêm một hy vọng. Với bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy. Điều này càng cần thiết hơn đối với thị trường bất động sản. Chỉ trong một thời gian ngắn vừa qua, đã có một số chính sách, chủ trương khá thực tế nhằm "kích hoạt” thị trường này. Nhiều kỳ vọng hồi phục bất động sản đã và đang hé mở …
Nhiều kỳ vọng phục hồi thị trường bất động sản trong năm 2014
Ảnh: Hoàng Long |
Ảnh: Hoàng Long
|
Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi cho phép bất cứ người nước ngoài nào được phép nhập cảnh vào Việt Nam đều có thể sở hữu nhà ở thương mại, thậm chí được mua với số lượng không hạn chế. Tương tự, Luật Kinh doanh BĐS cho phép các cá nhân, tổ chức nước ngoài "được thuê, được mua và sở hữu diện tích văn phòng để làm việc, để cho thuê; được mua, thuê, thuê mua nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở”. |
Không thể phủ nhận, so với thời điểm cách đây một năm, thị trường BĐS đã có dấu hiệu ấm lên khá nhiều. Giao dịch bắt đầu chuyển động, các dự án nhà ở xã hội được xây dựng (hoặc chuyển đổi) đã có nhiều khách hàng đăng ký. Nếu như trước đây, thị trường tồn đọng hàng loạt các dự án nhà ở thuộc phân khúc cao cấp, thì đến nay nhờ việc chuyển đổi dự án sang phân khúc nhà ở xã hội, nhiều dự án đã được giới đầu tư "lọc” khỏi "đống hàng tồn”. Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, một trong những giải pháp khá hiệu quả thời gian qua đó chính là việc chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở cho người thu nhập thấp.
Việc tập trung vào phân khúc nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp của giới đầu tư đã và đang mang lại những dấu hiệu khả quan cho thị trường BĐS. Nói như vị lãnh đạo của Tập đoàn Nam Cường, đây sẽ là yếu tố quan trọng hâm nóng lại thị trường bất động sản trong năm 2014 này.
Và mới đây, thêm một tin vui đến với thị trường BĐS nuôi thêm kỳ vọng phá băng của thị trường này, đó là Dự thảo luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh BĐS mới vừa được Bộ Xây dựng trình Chính phủ, trong đó những bó buộc về việc cho phép người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam đã được nới rộng. Cụ thể, dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi cho phép bất cứ người nước ngoài nào được phép nhập cảnh vào Việt Nam đều có thể sở hữu nhà ở thương mại, thậm chí được mua với số lượng không hạn chế. Tương tự, Luật Kinh doanh BĐS cho phép các cá nhân, tổ chức nước ngoài "được thuê, được mua và sở hữu diện tích văn phòng để làm việc, để cho thuê; được mua, thuê, thuê mua nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở”.
Với những nội dung mới tại 2 Dự thảo Luật này, không những người nước ngoài, Việt kiều có cơ hội được sở hữu nhà ở Việt Nam, mà đây sẽ là động lực lớn thúc đẩy, kích cầu thị trường BĐS. Một số liệu thống kê từ Bộ Xây dựng cho thấy, trong vòng 5 năm qua, tổng số lượng người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam chỉ khoảng 120 người. Việc quy định hạn chế người nước ngoài, Việt kiều được phép mua nhà ở Việt Nam trong Luật Nhà ở trước đây vô hình trung làm mất hẳn một lượng kiều hối lớn chảy vào trong nước, đồng thời đẩy thị trường bất động sản vào thế bí. "Nguồn lực kiều hối sẽ tạo động lực, góp phần phá băng thị trường bất động sản hiện nay, nhất là đối với 2 phân khúc trung và cao cấp đang bị tồn đọng rất lớn” – ông Nguyễn Văn Trung, một nhà đầu tư BĐS đánh giá.
Với những điểm cải tiến nói trên trong các dự thảo luật liên quan đến thị trường BĐS, hoàn toàn có thể khẳng định, câu chuyện hàng tồn kho trên thị trường BĐS sẽ được sớm giải quyết, hơn thế nữa, nó còn đảm bảo cho sự phát triển của thị trường BĐS trong tương lai lâu dài...
DiaOcOnline.vn - Theo Đại Đoàn Kết