Thị trường bất động sản “nóng” sau đợt giảm giá

Cập nhật 23/09/2013 14:22

Tiếp sau sự giảm giá của 2 đại gia bất động sản phía Nam là Novaland và Phát Đạt, thị trường bất động sản đã có những chuyển biến tích cực, trên thị trường lúc này đã có thêm nhiều dự án cùng lúc tiến hành giảm giá, kết hợp với gói hỗ trợ tín dụng từ phía Ngân hàng đã góp phần tăng số lượng giao dịch mua bán trên thị trường.

Tiếp sau sự giảm giá của 2 đại gia bất động sản phía Nam là Novaland và Phát Đạt, thị trường bất động sản đã có những chuyển biến tích cực, trên thị trường lúc này đã có thêm nhiều dự án cùng lúc tiến hành giảm giá, kết hợp với gói hỗ trợ tín dụng từ phía Ngân hàng đã góp phần tăng số lượng giao dịch mua bán trên thị trường.

Việc giảm giá căn hộ cao cấp đã tạo ra một hiệu ứng không nhỏ trên thị trường địa ốc phía Bắc, nhiều ông chủ dự án phía Bắc đã bắt đầu thực hiện nhiều chiến dịch giảm giá, kèm theo những cam kết về tiến độ bàn giao. Việc giảm giá tuy chưa thể đủ sức để vực dậy thị trường nhưng bước đầu đã có sức lan tỏa rộng lớn đến nhiều phân khúc thị trường phía Bắc. Kéo theo đó là hàng loạt các dự án ở phân khúc cao cấp bao gồm các dự án cao cấp, biệt thự, nhà liền kề đồng loạt giảm giá. Việc giảm giá đã giúp cho các doanh nghiệp có thêm cơ hội để bán dự án, tạo tính thanh khoản cho các giao dịch trên thị trường.

Dự án The EverRich 3 có giá bán chưa bằng một nửa so với dự kiến của chủ đầu tư

Tuy giảm giá nhưng khách hàng mua nhà vẫn chưa thật sự tin tưởng và còn đặt mình trong tâm lý chờ đợi những đợt giảm giá mới trên thị trường, giá giảm nhưng chưa về đáy, đó là lý do mà khách hàng vẫn đang chờ đợi. Việc giảm giá các dự án thuộc phân khúc cao cấp đang đặt ra cho người mua nhà và toàn thị trường về chất lượng của các dự án. Liệu rằng trên thị trường lúc này việc giảm giá có đi kèm với việc đảm bảo về chất lượng dự án? Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã cam kết sẽ đảm bảo chất lượng dự án sau khi đã giảm giá với khách hàng mua nhà, giúp tạo niềm tin nơi khách hàng.

Việc hạ giá dự án thuộc phân khúc cao cấp đã trực tiếp ảnh hưởng đến các phân khúc khác, đặc biệt là nhà ở thương mại và nhà ở xã hội. Tuy không giảm giá nhiều như các dự án thuộc phân khúc cao cấp nhưng các dự án nhà ở xã hội vẫn chưa thực sự thu hút sự quan tâm của khách hàng trên thị trường. Trong thời gian vừa qua, việc chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội cũng đã được kỳ vọng là sẽ giúp cho người thu nhập thấp và trung bình có cơ hội mua nhà, tuy nhiên, trên thực tế, nhà ở xã hội vẫn chưa tạo được sức hút đối với người mua nhà. Vấn đề này đang đặt ra câu hỏi cho toàn thị trường trong việc nâng cao chất lượng các dự án nhà ở xã hội, đảm bảo về cơ sở vật chất hạ tầng và sự tiện nghi cho khách hàng, góp phần đưa nhà ở xã hội đến gần với người dân.

Cũng trong thời gian này, nguồn tiền đổ vào bất động sản tăng lên, nguồn tiền này đã bổ sung một lượng thanh khoản lớn cho thị trường bất động sản trong lúc khó khăn, giúp cho thị trường có thêm cơ hội để thu hút sự đầu tư của các chủ đầu tư nước ngoài. Nguồn tiền đổ vào bất động sản tăng lên đã phần nào đem lại niềm vui mới cho các doanh nghiệp bất động sản trong nước, kích thích cho sự phát triển của toàn thị trường trong tương lai. Việc này đã tạo ra cơ sở tiền đề cho các chủ đầu tư nước ngoài có thêm cơ sở cho việc đầu tư vào thị trường địa ốc Việt Nam.

Tuy thị trường vẫn còn nhiều hạn chế trong việc nới rộng điều kiện cho người nước ngoài mua nhà nhưng về cơ bản và lâu dài, Chính phủ cùng với Bộ Xây dựng vẫn đang từng bước tháo gõ các vướng mắc liên quan đến thủ tục, từng bước đơn giảm hóa các khâu liên quan đến hành chính, đảm bảo cho người nước ngoài vào mua nhà tại Việt Nam được dễ dàng.

DiaOcOnline.vn