Thị trường bất động sản, ai sẽ làm chủ cuộc chơi?

Cập nhật 13/04/2015 14:12

Thị trường bất động sản TP. HCM gần đây đón nhận những thông tin tích cực về thanh khoản. Những kỷ lục mới về nguồn cung lẫn mức độ hấp thụ liên tiếp được xác lập. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, diễn biến của thị trường hiện nay khác xa so với thời điểm của cơn sốt 2007 - 2008.

Thị trường bất động sản TP. HCM gần đây đón nhận những thông tin tích cực về thanh khoản. Những kỷ lục mới về nguồn cung lẫn mức độ hấp thụ liên tiếp được xác lập. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, diễn biến của thị trường hiện nay khác xa so với thời điểm của cơn sốt 2007 - 2008.


Sự khtác biệt đầu tiên phải kể đến, thay vì chủ dự án được xem là những “thượng đế” của thị trường, thì hiện nay, khái niệm “thượng đế” đang được trả lại đúng nghĩa cho khách hàng, nghĩa là quyền năng trên thị trường đang thuộc về người mua.

Thêm một sự khác biệt nữa, dù nói là thị trường đang tốt, mức độ tiêu thụ căn hộ gia tăng mạnh, song không phải DN nào cũng có thể làm chủ đầu tư và chỉ cần có sản phẩm là bán được. Thực tế thị trường bất động sản hiện nay cho thấy, vẫn còn đó những dự án miệt mài rao bán sản phẩm, tung ra hàng loạt chiêu thức khuyến mại, giảm giá nhưng vẫn không bán được hàng. Ngược lại, có những dự án, dù mới chỉ được công bố ra thị trường, thậm chí chưa được làm móng, nhưng nghe cái tên của chủ đầu tư, khách hàng đã đua nhau xuống tiền giữ chỗ. Vì sao? Câu trả lời không chỉ do vị trí hay do giá cả dự án, mà đơn giản là vì thương hiệu, uy tín của chủ đầu tư. Khi mua sản phẩm của các nhà phát triển bất động sản uy tín, khách hàng tin tưởng rằng, chắc chắn dự án do DN này làm chủ đầu tư sẽ được xây dựng dúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.

Trở lại với thực tế thị trường thời gian qua, dù có khá nhiều dự án được chào bán ra thị trường, song nhìn đi ngó lại, “điểm nhấn” tạo sóng vẫn chỉ tập trung vào các đại gia tên tuổi như Novaland, Him Lam, Hưng Thịnh, Đất Xanh, Nam Long, VinGroup, FLC... Nói như ông Nguyễn Văn Đực, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM, đó chính là những “anh hùng thời bất động sản suy thoái”. Chính những DN này tạo nên sự sôi động bước đầu của thị trường và tạo ra niềm tin rằng bất động sản manh nha bước vào chu kỳ hồi phục. Với đa số DN khác, đường như vẫn còn “án binh bất động”.

Không chỉ ở thị trường TP. HCM, ngay cả với thị trường bất động sản Bình Dương, một thị trường sôi động đứng thứ 2 ở khu vực phía Nam, hiện tượng “tốt lỏi” vẫn đang là thực tế. Với động lực kinh tế mạnh từ hàng loạt khu công nghiệp, khu chế xuất, Bình Dương từng được ví như thỏi nam châm thu hút hàng chục DN môi giới tham gia vào thị trường này với nhiều cái tên như Đất Cát, Đất Vàng, Lộc Phát... Tuy nhiên, đến thời điểm này, bám trụ lại và thành công với nghiệp môi giới một cách chính quy và bài bản tại Bình Dương dường như chỉ còn hai DN là Tấc Đất Tấc Vàng và Kim Oanh.

Theo phân tích của giới chuyên môn, quả thực thị trường bất động sản hiện nay đã có nhiều chuyển biến tích cực, song thực tế vẫn đang trong giai đoạn gạn đục khơi trong. “Sân chơi” thời gian qua và sắp tới sẽ cũng chỉ dành cho các DN có tâm thế tiếp cận thị trường chuyên nghiệp, biết nắm bắt cơ hội, tạo dựng được uy tín và có sản phẩm tốt, còn các DN “lôm côm” vẫn chưa thoát khỏi khó khăn.

Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh nhận định rằng, để đánh giá thị trường lúc này khó khăn hay thuận lợi là không dễ dàng. Điều này chỉ có thể nhìn nhận ở từng khía cạnh, từng dự án cụ thể. Với các DN thiếu tính chuyên nghiệp, thị trường vẫn còn rất khó khăn, bởi người tiêu dùng hiện nay đang ở thế chủ động, sẽ không bỏ tiền để mua sản phẩm của một DN mà họ không tin tưởng. Song, cũng chính bối cảnh này lại là cơ hội cho các “thế lực” mới nổi lên khẳng định mình bằng đường hướng kinh doanh chuyên nghiệp.

Chính sự gạn lọc này đã làm cho thị trường đi vào guồng quay mới, có thể chậm rãi hơn, nhưng cũng vì thế mà chắc chắn hơn!

Những thương vụ chuyển giao dự án từ những DN yếu kém về năng lực tài chính, thiếu tính chuyên nghiệp sang các đơn vị có tiềm lực mạnh, xét đến cùng là điều tốt cho thị trường, dù với những chủ đầu tư phải dứt bỏ dự án của mình, đó là những nỗi đau thất bại. Trên thị trường địa ốc phương Nam, với những hoạt động sôi động như Novaland từng thâu tóm tới 8 dự án từ những tên tuổi một thời như Hoàng Anh Gia Lai, Quốc Cường Gia Lai, Intreco, Savico, Hưng Phú... Hay Hưng Thịnh, Đất Xanh cũng mua lại hàng loạt dự án và bước đầu làm hồi sinh trở lại cho thấy, một thế hệ “đại gia” bất động sản mới đang bắt đầu hình thành.       


DiaOcOnline.vn - Theo Đầu tư Bất động sản