Ngay thời điểm cuối quý III, một số thông tin dự báo về khả năng giá nhà sẽ biến động theo chiều hướng tăng trong tương lai gần được phát đi từ nhiều đơn vị tư vấn ngoại lẫn các chuyên gia đầu ngành. Nguyên cớ, theo giới am hiểu chính sách và thị trường, là gánh nặng các chi phí sắp phải gánh sẽ đẩy DN vào tình thế bắt buộc phải tính vào giá bán sản phẩm.
Ngay thời điểm cuối quý III, một số thông tin dự báo về khả năng giá nhà sẽ biến động theo chiều hướng tăng trong tương lai gần được phát đi từ nhiều đơn vị tư vấn ngoại lẫn các chuyên gia đầu ngành. Nguyên cớ, theo giới am hiểu chính sách và thị trường, là gánh nặng các chi phí sắp phải gánh sẽ đẩy DN vào tình thế bắt buộc phải tính vào giá bán sản phẩm.
Hai khoản phí đáng kể nhất được nhiều DN BĐS “than khổ” chính là tiền ký quỹ thực hiện dự án BĐS và tiền bảo lãnh cho người mua nhà. Trong khi núi hàng tồn vẫn ngồn ngộn, hàng chục dự án đô thị mới bỏ hoang nằm la liệt khắp ngoại vi Hà Nội, những dự án đang hoàn thiện gần trung tâm có cớ để vui mừng.
Tồn kho, bỏ hoang, xử lý từ từ…
Thị trường BĐS bắt đầu chuyển mình tích cực thời gian gần đây với thanh khoản cải thiện bước đầu tại một vài phân khúc điển hình. DN tạo lập nhà ở lẫn nhà quản lý, giới hoạch định chính sách phần nào có niềm tin để tiếp tục thực hiện những định hướng, kế hoạch riêng.
Xét phân đoạn chung cư thương mại - mặt hàng trọng điểm hiện nay, lượng dự án hồi sinh bằng nhiều cách (lực hỗ trợ tín dụng, đổi tên, sang nhượng, sáp nhập, chuyển đổi công năng) cùng với số ít các dự án mới được “chào” thị trường một cách thành công đang là mạch máu chính của cơ thể BĐS hai quý gần đây nhất.
Nhưng còn đó, “căn bệnh” cũ của ngành xây dựng - quy hoạch - BĐS vẫn cần nhà quản lý xử lý căn cơ, trước khi nghĩ tới tương lai hồi phục hoàn toàn của địa ốc. Đến tháng 8/2014, thống kê từ Bộ Xây dựng cho thấy tổng giá trị tồn kho BĐS cả nước vẫn còn 82.295 tỷ đồng (giảm khoảng 12,88%, so với cuối năm 2013). Chi tiết, loại hình căn hộ chung cư còn tồn 17.000 căn (tương đương 26.000 tỷ đồng) và tồn kho đất nền nhà ở là hơn 8,7 triệum2.
Về phía các DN, đặc biệt là đơn vị chuyên mảng phân phối, như CenGroup, đại diện lãnh đạo Công ty này đã hé mở một chi tiết đáng chú ý: trong số sản phẩm nhà ở thương mại tại Hà Nội mà CEN phân phối (chiếm 30% toàn thị trường), DN này còn khoảng 10.000 sản phẩm “tồn” và dự kiến bán hết trong 3 năm tới.
“Những đơn vị “mát tay” tạo thanh khoản giao dịch cho phân khúc hàng cũ (những dự án đắp chiếu một thời) chỉ lác đác một vài: Đất Xanh Miền Bắc, Liên minh Sàn. May lắm, nếu được cộng hưởng từ chính sách và thu nhập tốt lên đột biến của người dân, thì hết 2015 mới mong “xả” hết núi hàng tồn”, ông Tiến, một lãnh đạo sàn tại quận Nam Từ Liêm kiêm luật sư kinh tế, chán nản nhận định.
Tăng giá bán, có bán được nhà?
|