Thành lập ngân hàng tiết kiệm nhà ở: Khả thi đến đâu?

Cập nhật 09/04/2014 13:21

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đang được lấy ý kiến đóng góp hoàn thiện. Đáng chú ý, điểm mới của Luật Nhà ở (sửa đổi) là việc Bộ Xây dựng đề nghị thành lập ngân hàng tiết kiệm nhà ở.

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đang được lấy ý kiến đóng góp hoàn thiện. Đáng chú ý, điểm mới của Luật Nhà ở (sửa đổi) là việc Bộ Xây dựng đề nghị thành lập ngân hàng tiết kiệm nhà ở.


Luật Nhà ở hiện nay chưa có quy định coi việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc một phần trách nhiệm của nhà nước, nên hầu hết các địa phương đều chưa quan tâm đầu tư vốn từ ngân sách hoặc tạo các cơ chế ưu đãi để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển loại nhà ở này. Theo Bộ Xây dựng, cùng với Quỹ phát triển nhà ở tại các địa phương, ngân hàng tiết kiệm nhà ở sẽ là kênh huy động vốn quan trọng cho việc phát nhà ở, nhất là nhà ở xã hội. Với việc quy định cụ thể cơ chế tài chính như trên sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển nhà ở bền vững, lành mạnh, giảm tối đa sự phụ thuộc về tài chính vào hệ thống tín dụng như hiện nay.
Dự kiến, ngân hàng tiết kiệm nhà ở là tổ chức tín dụng hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, huy động vốn và cho vay phát triển nhà ở nhằm cấp vốn cho các hộ gia đình, cá nhân tham gia đóng góp tiết kiệm tại ngân hàng vay để mua nhà ở hoặc để cải tạo, sửa chữa nhà ở hiện có.
 

Thực ra, ý tưởng thành lập và áp dụng thực tế những mô hình dạng quỹ tiết kiệm nhà ở đã được Bộ Xây dựng ấp ủ từ năm 2010 đến nay nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở thiết yếu của hơn 9 triệu người lao động hưởng lương. Thế nhưng, cho đến nay, các mô hình này, đặc biệt là Quỹ tiết kiệm nhà ở do Bộ Xây dựng khởi xướng, vẫn chưa thể đi vào cuộc sống với quá nhiều bất cập và thiếu tính khả thi. Tính chất chung của Quỹ tiết kiệm nhà ở là tự nguyện đóng góp của người tham gia với tỷ lệ 1% tiền lương. Tuy nhiên, giá trị 1% tiền lương góp vào quỹ lại quá thấp so với tình hình giá nhà thực tế vốn rất cao từ nhiều năm qua. Bên cạnh đó, tính khả thi của quỹ giảm đi đáng kể bởi yếu tố lãi suất cũng như tính minh bạch và rõ ràng trong quá trình hoạt động và điều hành quỹ.

Do vậy, với mô hình tín dụng nhà ở cho người có thu nhập hưởng lương mà Bộ Xây dựng đưa ra lần này, điều mà các chuyên gia cũng như các đối tượng tham gia quan tâm nhất vẫn là việc đảm bảo tính minh bạch trong mọi hoạt động, việc huy động vốn và hiệu quả thực tế


DiaOcOnline.vn - Theo Công thương