Sửa nhà cuối năm: Chủ phải lụy thợ

Cập nhật 28/12/2011 09:30

Chưa đầy tháng nữa là đến Tết âm lịch, nhiều gia đình tìm cách sửa chữa, tân trang lại nhà cửa. Hy vọng nhà mới đón Tết sẽ mang thêm niềm vui nhưng không ít người đã rước bực vào mình khi việc sửa chữa vội vàng đã kéo theo nhiều phiền hà.

Chưa đầy tháng nữa là đến Tết âm lịch, nhiều gia đình tìm cách sửa chữa, tân trang lại nhà cửa. Hy vọng nhà mới đón Tết sẽ mang thêm niềm vui nhưng không ít người đã rước bực vào mình khi việc sửa chữa vội vàng đã kéo theo nhiều phiền hà.

Từ đầu tháng trước, anh Nguyễn Mạnh Phương (khu tập thể Khương Thượng, Đống Đa) quyết định sửa chữa căn nhà tập thể cũ có diện tích 60m2. Anh Cường muốn mở rộng phần cơi nới để nâng diện tích lên 90m2, làm thêm một khu vệ sinh, cải tạo bếp và phòng khách thông nhau, các buồng ngũ cũng làm lại theo thiết kế mới.

Anh Cường đã nhờ một anh bạn làm kiến trúc sư lên thiết kế và nhờ người quen giới thiệu một đội thợ thi công. Tuy nhiên, gần giáp tết nên đội thợ của Cường mỗi ngày cử 1 - 2 người tới làm. Gần một tháng nữa là tới tết mà nhà cửa vẫn chưa đâu vào đâu. Mấy người thợ này hình như nhận việc nhiều nơi quá, anh Cường sốt ruột muốn tìm thợ khác thay thế nhưng không được. "Kiểu này có khi gia đình mình ăn tết với ngôi nhà dang dở mất", anh Cường lo lắng.

Chị Lê Thị Mai Hưng (Ngõ 12, Đào Tấn, Hà Nội) tìm thợ về sơn lại ngôi nhà của gia đình. Ngôi nhà rộng 40m2, tường đã loang lổ, trên trần thỉnh thoảng có vết thấm nước mưa. Các thiết bị vệ sinh cũng đã cũ, hỏng. Mai Lan tâm sự: "Mình sẽ sơn lại toàn bộ ngôi nhà, chống thấm trần và thay thiết bị vệ sinh mới". Chị Mai Lan đã tìm kiếm các công ty chuyên sửa chữa nhà nhưng nhiều nơi từ chối vì nhiều việc. Cuối cùng, có cậu bạn giới thiệu cho mấy người chuyên sơn nhà.

Theo họ, công việc của nhà Mai Lan chỉ mất khoảng 10 ngày. Trước 20 âm lịch, gia đình chị sẽ có nhà mới để ở. Thợ hứa thế nhưng chị Lan vẫn lo họ nhận việc rồi để đấy thì đến Tết cũng không xong.


Chị Trần Hồng Ngọc (số nhà 25, ngõ Đa Lộc, đường Xuân Thủy, Hà Nội) đang muốn sửa ngồi nhà cấp 4 rộng 30m2 nhưng giá cả mỗi nơi một khác. Chị Ngọc chỉ định sơn lại nhà và lát gạch đá hoa, nhưng chị cho hay: "Có nơi bảo mình nếu có vật liệu rồi thì làm trong 4 ngày là xong, tiền công 300.000 đồng/ngày, tính ra cả sơn nữa mất khoảng 4 triệu đồng. Có nơi tính tiền công theo mét vuông... mỗi nơi mỗi giá, chẳng biết chọn cách nào. Cuối cùng thì mình thuê trọn gói luôn cho nhanh. Họ hẹn tuần này tới làm mà giờ vẫn chưa thấy đâu. Gọi điện thì bảo ngày mai. Nếu cứ thế này, có khi phải để đến ra tết làm. Không sửa được nhà ăn tết thì cũng buồn nhưng còn hơn làm rồi dang dở. Biết lâu thế này thì phải có kế hoạch từ trước tết 3 - 4 tháng".

Anh Nguyễn Công Hoàng - Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí xây dựng nội thất AHA (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết: "Trước tết, hầu hết các gia đình đều muốn sửa chữa nhà cửa. Đa số gia đình chọn cách sửa đơn giản và có thể hoàn thành được trước tết. Vì thế, sửa nhà đợt này hầu như là sơn lại tường, làm trần mới, chống thấm, lắp lại ánh sáng...". Tuy nhiên, cũng theo anh Hùng, đến thời điểm này công ty không nhận thêm hợp đồng sửa nhà nào cho tới tết vì công nhân đã quá nhiều việc.

Không chỉ có công ty AHA, mà rất nhiều các công ty tư vấn, sửa chữa nhà cửa đã đóng sổ từ đầu tháng này. Các hợp đồng mới sửa chữa chỉ được ký kết vào đầu năm mới. Chính vì thế, ông Nguyễn Công Hiệp (Khu đô thị Mỹ Đình II, Từ Liêm) đã phải dời sửa nhà sang năm mới vì tìm mãi không được công ty nào nhận làm.

Đội sửa chữa nhà của gia đình Mai Lan ở khu Cầu Diễn, Từ Liêm. "Anh phụ trách đội cho biết, nếu gia đình mình làm thì phải báo sớm trước ngày mùng 5/12 âm lịch. Nếu báo sau họ sẽ không làm được kể cả có tăng giá vì tết rồi, rất nhiều công trình đang phải hoàn thành để trả cho khách", Mai Lan nói.

Theo anh Nguyễn Công Hoàng người dân nên tránh sửa nhà vào tháng cuối năm vì trong quá trình sửa sẽ có những phát sinh, sẽ khó hoàn thành công việc đúng hẹn. Đặc biệt, nhiều đội thợ nhận nhiều công trình để giữ việc nên sẽ làm rất lâu. Cuối năm cũng là thời điểm giá cả vật tư, giá nhân công... đều tăng.

"Nếu các gia đình muốn sửa nhà thì cứ gọi cho các công ty, cơ sở chuyên sửa chữa nhà. Họ sẽ tư vấn miễn phí, đưa ra giá cả tham khảo, thời gian thi công các hạng mục công trình. Nếu chủ nhà đồng ý với bên thi công thì tiến hành. Như vậy vừa thuận lợi, vừa phù hợp với yêu cầu. Các gia đình muốn đón năm mới trong ngôi nhà đẹp thì cần có kế hoạch sửa nhà từ trước tết 2-3 tháng và ký kết hợp đồng với những công ty sửa nhà có uy tín, đồng thời phải quy định rõ quyền và trách nhiệm của các bên, tránh tình trạng "thợ vườn" gây khó khăn cho chủ nhà", anh Hoàng nói.

Thậm chí, trong điều kiện tăng giá, nhiều người lo sợ đầu năm giá cả vật liệu xây dựng còn tăng thêm nên một số người có ý định qua năm xây nhà đã tích chuyện tích trữ vật liệu bằng cách đặt cọc mua hàng trước.

Theo Chủ cửa hàng vật liệt xây dựng Hoàng Linh trên phố Hoàng Quốc Việt, dù BĐS khó khăn nhưng do đầu vào tăng nên các loai vật liệu sẽ phải tăng giá theo. Vì thế, Anh Nguyễn Hữu Minh (ngõ 68 Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội) dự định ăn tết xong thì khởi công xây nhà. Nhưng sợ qua Tết giá vật liệu còn tăng cao nên anh đã chủ động đặt cọc trước.

DiaOcOnline.vn - Theo VEF