Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, hiện trên địa bàn còn tồn khoảng 15 ngàn căn hộ chung cư, trên 300.000m2 đất nền, gần 60.000m2 văn phòng với tổng giá trị khoảng 30.242 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, hiện trên địa bàn còn tồn khoảng 15 ngàn căn hộ chung cư, trên 300.000m2 đất nền, gần 60.000m2 văn phòng với tổng giá trị khoảng 30.242 tỷ đồng.
Năm 2012 dư nợ tín dụng bất động sản của TP. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 47,8%. |
Hôm nay, 18/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và các Bộ, ngành đã làm việc với TP Hồ Chí Minh để bàn những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Tại buổi làm việc, đoàn đã nghe báo cáo về tình hình bất động sản tại đây.
15 nghìn căn hộ chung cư ế ẩm
Năm 2012, mặc dù một số doanh nghiệp đã chủ động giảm giá bán căn hộ, thậm chí bán lỗ, có nhiều biện pháp hỗ trợ khách hàng nhưng vẫn không cải thiện được tình hình thị trường. Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh hiện trên địa bàn Thành phố còn khoảng 15 ngàn căn hộ chung cư chưa bán được, ngoài ra còn khoảng trên 300.000m2 đất nền, gần 60.000m2 văn phòng chưa giao dịch được với tổng giá trị khoảng 30.242 tỷ đồng.
Số liệu trên chưa phản ánh được tình hình thực tế, do đặc điểm của tồn kho BĐS khác với tồn kho của các sản phẩm công nghiệp khác, nhiều dự án đã huy động vốn một phần, nhiều dự án đã giải phóng mặt bằng nhưng phải dừng do không có thị trường, các nhà đầu tư thứ phát đã mua nhưng không bán được cho người tiêu dùng, vì vậy số vốn tồn đọng trong BĐS còn lớn hơn rất nhiều so với số liệu báo cáo. Dư nợ tín dụng BĐS của TP Hồ Chí Minh cũng cao hơn Hà Nội, chiếm khoảng 47,8%, Hà Nội khoảng 23,7%. Đại đa số doanh nghiệp nợ BĐS khó có khả năng thanh toán khi đến hạn do không bán được sản phẩm.
Có những dự án giảm tới 30% như dự án Hoàng Anh River View ( từ 28 triệu đồng/m2 xuống còn 18 triệu đồng/m2). Giá một số dự án chung cư có diện tích căn hộ nhỏ hiện đang được chào bán dưới 15 triệu đồng/m2 (xấp xỉ giá thành đầu tư)...nhưng giao dịch thành công vẫn rất ít
Hiện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có tổng số 1.318 dự án khu đô thị mới (KĐTM), nhà ở, đất quy hoạch khoảng 12.304 ha, trong đó đất xây dựng nhà ở thương mại là 4.074 ha, đất dành cho xây dựng nhà ở xã hội chỉ có 213 ha. Mặc dù TP đã chỉ đạo rà rà soát các dự án, tuy nhiên kết quả rà soát còn hạn chế, số lượng dự án cần tạm dừng, cần điều chỉnh vẫn còn ít, chưa có dự án nào được thực hiện điều chỉnh căn hộ cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Quá nhiều dự án phát triển nhà ở và khu đô thị mới
Cùng với nêu rõ thực trạng tình hình thị trường BĐS hiện nay, Bộ Xây dựng và chính quyền địa phương cũng phân tích nguyên nhân sâu xa để có những giải pháp trọng tâm, điều chỉnh lại thị trường. Trong thời gian dài, thị trường BĐS phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, không có kế hoạch và điều tra nhu cầu của thị trường. Đầu tư BĐS theo phong trào, tâm lý "đám đông", nhiều doanh nghiệp không có kinh nghiệm, yếu về năng lực tài chính, không phải là ngành nghề kinh doanh chính cũng tham gia kinh doanh BĐS , lực lượng các nhà đầu cơ nhỏ lẻ tăng mạnh làm cho giá nhà đất không phản ánh đúng giá trị thực. Nguồn cung BĐS của TP Hồ Chí Minh hiện vượt quá cầu có khả năng thanh toán của thị trường.
Các dự án phát triển nhà ở và KĐTM đã giao tại thành phố hiện nay qúa lớn. Theo Chiến lược phát triển nhà ở thì chỉ tiêu phát triển nhà ở đô thị của TP Hồ Chí Minh đến năm 2020 cần phát triển thêm khoảng 66 triệu m2 nhà ở, trong khi đó diện tích tại các dự án đã giao chủ đầu tư đã lên tới 80 triệu m2. Với khối lượng lớn đầu tư lớn như vậy trong khi khả năng hấp thụ thấp, dẫn đến các dự án không đủ nguồn lực triển khai, dở dang hoặc chỉ đủ tiền để giải phóng mặt bằng, nộp tiền sử dụng đất, làm hạ tầng, không đủ tiền xây nhà.
Cơ cấu hàng hoá BĐS cũng phát triển mất cân đối, các doanh nghiệp chú trọng nhiều vào đầu tư loại nhà cao cấp, diện tích lớn. Trong tổng số khoảng 35.000 căn hộ đã hoàn thành trước năm 2011 tại TP Hồ Chí Minh thì 37% là căn hộ cao cấp, 38% căn hộ trung bình và 25% căn hộ bình dân. Thị trường thiếu hàng hóa có quy mô và giá cả phù hợp với đa số nhu cầu của người dân.
Đặc điểm của TP Hồ Chí Minh là qui mô các dự án rất nhỏ (trung bình chưa tới 10 ha/dự án), gây khó khăn cho việc quản lý, kết nối hạ tầng, và cũng là nguyên nhân TP không dành lại được quỹ đất 20% cho nhà XH. Tỷ trọng đất dành để xây dựng nhà ở XH của TP rất thấp so với yêu cầu, 213 ha/4.074 ha đạt khoảng 5,2% so với yêu cầu là 20%. Một bộ phận lớn dân cư có thu nhập thấp còn có khó khăn về nhà ở.
DiaOcOnline.vn - Theo VnMedia