Theo báo cáo của UBND TPHCM cho Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tính đến năm 2010, thành phố đã quy hoạch quỹ đất dành cho các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp là 1.922,73ha.
Theo báo cáo của UBND TPHCM cho Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tính đến năm 2010, thành phố đã quy hoạch quỹ đất dành cho các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp là 1.922,73ha.
Trong đó, 762,35ha đã được bố trí, quỹ đất được quy hoạch tập trung tại phía Tây Bắc (huyện Hóc Môn, Củ Chi) phía Nam (quận 7, huyện Bình Chánh, Nhà Bè) và phía Đông Bắc thành phố (quận 9, Thủ Đức) nhưng đã được sử dụng hết.
Được biết, dù quỹ đất chưa bố trí còn rất lớn nhưng các trường rất ngại nhận đất vì phải tự lo giải tỏa, đền bù.
Năm 2009, tỷ lệ người mù chữ ở TPHCM là 1,59% giảm so với năm trước (năm 2008: 1,71%), tuy nhiên tỷ lệ người mù chữ độ tuổi 36 trở lên ngang bằng với năm 2008.
Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD - ĐT TPHCM, kết quả trên là nhờ Sở GD - ĐT tiếp tục ký các nghị quyết liên tịch với Hội Phụ nữ, Hội Nông dân TP để mở các lớp xóa mù chữ thu hút hơn 4.500 học viên. Trong thời gian tới, Sở GD - ĐT phát triển Trung tâm Học tập Cộng đồng cả về số lượng lẫn chất lượng, phủ kín 80% xã, phường, thị trấn.
Trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt May - Thời trang TPHCM vừa có quyết định đổi tên thành Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TPHCM. Ngoài cơ sở chính tại TPHCM, trường mới đưa vào sử dụng cơ sở 2 tại thị trấn Trảng Bom (Đồng Nai) bao gồm 5 tầng lầu, 35 phòng học, 24 phòng thực hành và ký túc xá trên 1.000 chỗ ở cho sinh viên. Tổng kinh phí đầu tư gần 60 tỷ đồng.
Theo Sở GD - ĐT Hậu Giang, trong 3 năm qua, gần 6.900 lượt cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang tham gia đỡ đầu cho hơn 7.000 lượt học sinh nghèo khó, có nguy cơ bỏ học tại địa phương, với số tiền huy động gần 240 triệu đồng. Cuộc vận động đạt hiệu quả thiết thực là góp phần giảm mạnh tỷ lệ học sinh bỏ học tại địa phương.
DiaOcOnline.vn - Theo Sài Gòn Giải Phóng