Theo dự thảo Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu phố cổ Hà Nội mới trình thành phố, quy mô phố cổ sẽ bị thu hẹp lại là 82ha, chứ không phải 100ha như đã phê duyệt trước đó. Quy chế phân định 2 vùng không gian phát triển phù hợp với mục tiêu mức độ bảo tồn và kiểm soát chức năng, hình thái không gian kiến trúc.
Theo dự thảo Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu phố cổ Hà Nội mới trình thành phố, quy mô phố cổ sẽ bị thu hẹp lại là 82ha, chứ không phải 100ha như đã phê duyệt trước đó. Quy chế phân định 2 vùng không gian phát triển phù hợp với mục tiêu mức độ bảo tồn và kiểm soát chức năng, hình thái không gian kiến trúc.
Phố Tạ Hiện đẹp hơn sau tu bổ, tôn tạo. (Ảnh: HNM) |
Vùng 1 (quy mô 23,2ha gồm 29 tuyến phố và 17 ô phố) sẽ bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị khu phố cổ. Vùng 2 (quy mô 58,8ha gồm 57 tuyến phố, 66 ô phố) sẽ bảo tồn chỉnh trang, kiểm soát phát triển.
Trong khu vực khu phố cổ 82ha, tuyến phố Trần Quang Khải được nghiên cứu trong tổng thể thiết kế đô thị toàn tuyến từ phố Trần Khát Chân đến Yên Phụ, nhằm tạo dựng và kết nối hài hòa với không gian quy hoạch hai bên sông Hồng...
Đối với nhà ở, trong phạm vi khu vực bảo tồn phát huy giá trị của phố cổ (28ha), công trình lớp ngoài cao tối đa 3 tầng, (12m), lớp trong 4 tầng (16m); trong khu cải tạo chỉnh trang, kiểm soát phát triển (54ha), công trình lớp ngoài khống chế cao tối đa 4 tầng (16m), lớp trong 5 tầng (20m)...
Quy định này gần như là một lệnh cấm đối với thực trạng “lách” quy định vẫn đang diễn ra, đó là bên ngoài vẫn xây 3 tầng. nhưng sẽ “giật cấp” đến 3-4 tầng ở bên trong theo kiểu “ghế đẩu”.
Ngoài ra, các hoạt động kinh doanh cầm đồ, siêu thị, tổ hợp thương mại sẽ bị cấm. Việc xây dựng kho xưởng sản xuất quán bar, khách sạn sẽ bị hạn chế chỉ khuyến khích các cửa hàng kinh doanh bán sản phẩm truyền thống.
Bên cạnh việc khuyến khích mở rộng các tuyến phố đi bộ, việc di dân trong phố cổ cũng được nhắc đến. Theo dự thảo, năm 2020, dân cư trong phố cổ giảm khoảng 50.000 người.
Năm 2010, UBND thành phố Hà Nội cũng đã bỏ ra khoảng 50 tỷ đồng để đồng loạt tân trang, cho 75 tuyến phố đặc biệt là khu vực phố cổ.
Sự kiện khoác áo mới cho phố cổ khiến nhiều người lo ngại làm mất đi nét cổ kính, rêu phong khiến phố cổ kém duyên.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Ban chỉnh trang đô thị Hà Nội việc tân trang làm mất đi nét duyên của phố cổ, thì tôi xin hỏi như thế nào là duyên? Tháp Eiffel khi mới xây dựng bị coi là quái vật nhưng đến nay được coi là kỳ quan.
DiaOcOnline.vn - Theo Đất Việt