Thị trường bất động sản (BĐS) "đóng băng", các nhà đầu tư dự án liên tục giảm giá nhưng không có giao dịch. Nguồn cầu nhà ở giá rẻ của người lao động cao còn nguồn cung thiếu.
Thị trường bất động sản (BĐS) "đóng băng", các nhà đầu tư dự án liên tục giảm giá nhưng không có giao dịch. Nguồn cầu nhà ở giá rẻ của người lao động cao còn nguồn cung thiếu.
GS - TSKH Đặng Hùng Võ. |
Bao nhiêu tiền có thể cứu được thị trường BĐS và liệu có thể giải cứu được không? Chúng ta hãy nhìn vào sự thăng trầm của thị trường chứng khoán để có hành động đúng đắn đối với thị trường BĐS. |
Thứ hai, trong nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường ở nước ta thì sự sốt giá của thị trường BĐS trong giai đoạn trước 2004 do quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế (giá đất từ bằng "0" nâng lên bằng giá trị thị trường khu vực và còn nâng cao hơn do quán tính của thị trường), còn sự thăng trầm của thị trường BĐS sau năm 2004 do quy luật của thị trường tạo nên trong mối quan hệ giữa thị trường BĐS và các thị trường khác. Tại sao lại là năm 2004? Đây là năm mà Nhà nước thừa nhận giá đất trên thị trường và giá đất do Nhà nước quy định phải phù hợp giá đất trên thị trường. Đặc điểm này cho phép đánh giá đúng được các quy luật tác động vào thị trường BĐS trong từng giai đoạn, tránh nhầm lẫn trong nhận định và dự báo.
Vậy thị trường BĐS hiện nay có "đóng băng" hoàn toàn? Nhiều chuyên gia khẳng định là không, vì vẫn có nhiều giao dịch trong phân khúc nhà ở giá thấp. Tiêu biểu, dự án Xa La (Hà Đông) với giá khoảng 14 triệu đồng/m2 và gần đây là dự án Đại Thanh (Thanh Trì) giá chỉ 10 triệu đồng/m2. Cả 2 dự án giá thấp này đều bán hết hàng trong một thời gian rất ngắn.
Khi dự án Đại Thanh chào giá 10 triệu đồng/m2, một cuộc tranh luận với nhiều ý kiến trái chiều đã nổ ra. Một phía khẳng định đây là cách làm phù hợp, một chiến lược kinh doanh đúng hướng, thậm chí có thể đưa giá xuống mức thấp hơn. Phía khác lại khẳng định đây là một hành vi phá giá thị trường. Cuộc tranh luận này đã thu hút được sự tham gia của các phương tiện thông tin đại chúng. Đến nay, cuộc tranh luận về giảm giá nhà ở thương mại đã kết thúc. Rất nhiều nhà đầu tư chuyển hướng kinh doanh theo Xí nghiệp xây dựng số 1 Lai Châu, chủ đầu tư dự án Đại Thanh đã làm và có khả năng còn đưa giá xuống thấp hơn.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
|
Theo thống kê của hơn 60 doanh nghiệp BĐS niêm yết trên sàn chứng khoán, lượng hàng tồn kho đang chiếm gần 50% tổng tài sản của các doanh nghiệp này. Cá biệt, một số doanh nghiệp có tỷ lệ hàng BĐS tồn kho chiếm đến 70 - 90% trên tổng giá trị tài sản. Phần lớn các doanh nghiệp không còn tiền mặt để hoạt động và để trả các khoản nợ. |
Sự thực, với thực trạng của thị trường BĐS nước ta hiện nay, không nên dùng từ "giải cứu" mà chỉ nên dùng từ "tháo gỡ khó khăn". Về nguyên tắc, một số nước như Mỹ, Thái Lan, Singapore trước đây cũng đã từng giải cứu thị trường BĐS. Nhưng các quốc gia này chỉ ra tay khi thị trường tác động xấu gây nên khủng hoảng tài chính hoặc khủng hoảng kinh tế trên tầm quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu. Họ đặt ra vấn đề giải cứu vì hệ lụy phát sinh chứ không phải vì bản thân thị trường BĐS.
Ở Việt Nam hiện nay, mới chỉ có thị trường BĐS chịu khó khăn về vốn khi Nhà nước kiềm chế lạm phát chứ chưa nhìn thấy khủng hoảng tài chính quốc gia. Tất nhiên mới có một số ít doanh nghiệp mới bước chân vào thị trường BĐS là gặp khó khăn thực sự. Vấn đề giải cứu chỉ được đặt ra khi sự suy biến của thị trường BĐS làm nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Thị trường là một "cuộc chơi" kinh tế, bước chân vào thì phải chấp nhận "luật chơi", thắng có tiền bỏ túi, thua phải chấp nhận mất tiền.
Câu kết cho tương lai
Ý kiến của TS Alan Phan về cách nhìn tích cực đối với khủng hoảng BĐS hiện nay là cách tiếp cận đúng đắn. Sự trầm lắng của thị trường BĐS là một hệ quả tất yếu của quá trình phát triển. Cổ nhân đã có câu "cùng tắc biến, biến tắc thông", câu này rất phù hợp với cách hành xử đối với thị trường BĐS nước ta hiện nay. Tại điểm trầm lắng cùng cực của thị trường BĐS sẽ xuất hiện một thị trường BĐS mới hiệu quả hơn, phát triển vì mục tiêu có nhà ở cho tất cả mọi người và cũng mang lại lợi ích xứng đáng cho các nhà đầu tư. Chúng ta hãy xem khủng hoảng thị trường BĐS hiện nay như đang trong cơn đau “sinh nở”, một mầm non BĐS mới khỏe mạnh sắp xuất hiện nếu bà đỡ làm tốt nghiệp vụ. Bà đỡ ở đây chính là các cơ quan quản lý với nghiệp vụ chuyên nghiệp, khách quan và công bằng.