"Lúc này, người ta nói thị trường hồi phục, triển vọng hồi phục là không đúng thực chất của vấn đề. Nền kinh tế chưa bao giờ khó khăn như những năm vừa qua cho đến năm 2013 này. Triển vọng hồi phục chỉ có được nếu như các cơ quan, ban ngành triển khai nhanh gói tín dụng này. Nếu như các ban ngành có được sự minh bạch, công khai, và đúng đối tượng, đúng mục tiêu..." - Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho biết.
"Lúc này, người ta nói thị trường hồi phục, triển vọng hồi phục là không đúng thực chất của vấn đề. Nền kinh tế chưa bao giờ khó khăn như những năm vừa qua cho đến năm 2013 này. Triển vọng hồi phục chỉ có được nếu như các cơ quan, ban ngành triển khai nhanh gói tín dụng này. Nếu như các ban ngành có được sự minh bạch, công khai, và đúng đối tượng, đúng mục tiêu..." - Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho biết.
Nếu người dân mua nhà ở trên "không trung
Qua gần 2 tháng triển khai gói tín dụng hỗ trợ BĐS 30.000 tỷ, trên cả nước đã có 30 DN được Bộ Xây dựng đề xuất cho vay nguồn vốn ưu đãi 9.000 tỷ (30% của 30.000 tỷ) và 27 trường hợp khách hàng cá nhân (trong đó TP. HCM có 18 trường hợp, Hà Nội có 6 trường hợp, Quảng Ninh có 3 trường hợp) đang được xét duyệt hồ sơ giải ngân nguồn vốn 21.000 tỷ (70% của 30.000 tỷ).
"Hiện nay tôi chưa nắm được các con số chính xác về việc giải ngân nguồn vốn 30.000 tỷ này.
Tuy nhiên, cái mà tôi quan tâm là việc giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ thì TP. HCM thực hiện rất chậm. Vì TP. HCM làm đúng theo quy định, tức là phải báo cáo tình hình các dự án xây dựng lên Sở Xây dựng, rồi qua kiểm tra xét duyệt, đủ điều kiện thì mới được vay.TP.HCM "trâu chậm uống đục" là ở chỗ đó.
Kỹ lưỡng, chặt chẽ thành ra là chậm. Theo công bố của NHNN thì gói 30.000 tỷ này có hiệu lực, được triển khai từ ngày 1/6/2013, nhưng các DN ngoài Bắc đã chuẩn bị từ rất lâu rồi. Thành ra chính sách này thực sự không vui" - Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM cho biết.
Cũng theo ông Châu, điều mà cá nhân ông mong muốn là làm sao 21.000 tỷ, 70% của gói này đến được người tiêu dùng thật nhanh, để đảm bảo được sự thông thoáng.
"Nếu nhà ở xã hội thì phải xét duyệt đúng đối tượng, nhà ở thương mại quy mô dưới 70m2, giá dưới 15 triệu đồng thì phải đơn giản hoá thủ tục hơn nữa. Chỉ cần xác minh người mua đó chưa có nhà ở và họ có công việc ổn định thì nên cho người ta mua.
Chứ giờ đòi hỏi cái dự án mà người ta mua phải xét duyệt qua Sở này, Sở kia thì không ổn. Vì vấn đề là dự án đó có thật không? Công trình nhà ở có thật không? Cái căn hộ đó có thật không? Nếu có thật thì cho người ta mua thôi, đâu cần phải xét duyệt hay thủ tục này nọ cho phức tạp.
Còn nếu hiện nay cứ cho người dân mua căn hộ dở dang, căn hộ hình thành trong tương lai, mới chỉ có phần móng thì cực kỳ rủi ro. Mỗi lần góp mấy chục phần trăm, góp ít khổ ít, góp nhiều khổ nhiều, và ví dụ điển hình chính là vụ Chủ tịch Tập đoàn Megastar bị bắt, còn những khách hàng của Tập đoàn này thì không biết phải làm sao" - Ông Châu nói.
Lúc này, nói thị trường BĐS đang hồi phục, triển vọng hồi phục là không đúng thực chất của vấn đề.
|