Nhà 1 tỷ = "nhịn" ăn - mặc - chi tiêu 10 năm

Cập nhật 14/10/2010 13:40

Để mua được một căn chung cư mini chất lượng tồi ở Hà Nội với giá 1 tỷ đồng, một gia đình thu nhập 10 triêụ đồng/tháng sẽ phải "nhịn" ăn-mặc-chi tiêu trong khoảng 10 năm.

Để mua được một căn chung cư mini chất lượng tồi ở Hà Nội với giá 1 tỷ đồng, một gia đình thu nhập 10 triêụ đồng/tháng sẽ phải "nhịn" ăn - mặc - chi tiêu trong khoảng 10 năm.

Nhịn ăn để ở

Những ai từng có cơ hội đi “thăm quan” các khu nhà ở cũ kỹ, xập xệ tại các khu trọ dành cho sinh viên, người lao động có thu nhập thấp, ấn tượng khó quên là hình ảnh những dãy nhà ẩm thấp, tróc lở, khu vệ sinh chung cáu bẩn… Đây là nơi tá túc, học tập và nuôi chí lớn của nhiều trí thức tương lai, và phần lớn những công nhân đang làm việc tại các nhà máy sản xuất lớn…


Tại các thành phố lớn, hàng triệu người có nhu cầu bức thiết về nhà ở, đang phải sống trong những khu trọ tồi tàn.

Nhu cầu chỗ ở của những đối tượng này rất bức thiết, nhưng do mức sống, chi tiêu hạn hẹp, nên không thể có điều kịên để tìm những nơi trọ tốt hơn.

“Sang” hơn, là nhóm những đối tượng đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức, có mức thu nhập ổn định nhưng…quá thấp so với giá trị bất động sản.

Chị Nga, một giảng viên trẻ có biên chế tại một trường ĐH lớn tại Hà Nội. 2 vợ chồng chị đã làm việc 5 năm tại đây, lương giảng viên của chị cộng với các khoản phụ cấp, dạy tại chức, ôn thi… được khoảng 5 triệu đồng/tháng. Lương kỹ sư thiết kế xây dựng của chồng chị 5,5 triệu đồng/tháng. Với tổng thu nhập 10,5 triệu đồng/tháng, sau khi chi tiêu cho gia đình 3 miệng ăn, con nhỏ đi học lớp mầm non tư thục nơi có mức thu học phí rẻ nhất, cộng với tiền hiếu hỉ, "đối nội đối ngoại", họ hàng 2 bên, họ chỉ có thể tiết kiệm tối đa 1 triệu đồng mỗi tháng. Trong đó, chỉ riêng tiền thuê nhà, địên nước, mỗi tháng ngốn hết 3 triệu đồng.

“Có mơ tôi cũng không thể nghĩ đến khi nào chúng tôi mới mua nổi một căn nhà, dù là nhà bán giá ưu đãi chăng nữa, trừ khi trúng xổ số hoặc gia đình 2 bên bán toàn bộ nhà cửa ở quê đi”, chị Nga lắc đầu cười buồn.

Chị Nga là một điển hình của hàng vạn cán bộ công chức trẻ đang làm việc tại thành phố lớn, có nhu cầu bức thiết về nhà ở. Tính đơn giản, để mua được một căn chung cư mini chất lượng tồi ở Hà Nội với giá 1 tỷ đồng, anh chị sẽ phải nhịn tất cả các nhu cầu ăn - mặc - chi tiêu trong khoảng 10 năm. Đó là điều không tưởng.

Kế hoạch đã có, thực tế còn xa?



Dự án nhà ở xã hội tại Việt Hưng (Q. Long Biên, Hà Nội) dự kiến sẽ nhận đơn xin thuê vào cuối tháng 10.2010
Đầu năm 2010, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, theo kế hoạch sẽ triển khai khoảng 30 dự án thí điểm trong năm 2010 và trong vòng 6 năm nữa 50% sinh viên và 60% công nhân, cán bộ công nhân viên có thu nhập thấp có nhà ở.

Theo đó, dự kiến trong năm 2010, những dự án nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở thu nhập thấp đầu tiên sẽ được đưa vào sử dụng như: dự án nhà ở xã hội tại khu ĐTM Việt Hưng (Hà Nội); dự án nhà ở cho người thu nhập thấp tại Vĩnh Yên do Công ty cổ phần Bêtông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai làm chủ đầu tư (Vĩnh Phúc); và 16 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP.HCM với tổng số khoảng 1.609 căn hộ chung cư...

Báo cáo của Bộ Xây dựng thời điểm cuối tháng 5/2010 cho thấy, có khoảng 130 dự án nhà ở thu nhập thấp và 71 dự án nhà ở công nhân khu công nghiệp có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên tiến độ triển khai các dự án không thể đẩy nhanh vì thiếu vốn. Cả nước mới chỉ có 33 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp và 24 dự án nhà ở công nhân khu công nghiệp đã khởi công.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, năm 2010 sắp kết thúc, tại Hà Nội mới có duy nhất dự án nhà ở xã hội tại Xuân Mai chính thức tiến hành nhận hồ sơ đăng ký mua nhằm lựa chọn những đối tượng đáp ứng được tối đa tiêu chí đặt ra mới có thể có cơ hội sở hữu số lượng căn hộ rất hạn hẹp: 328 căn, trong khi nhu cầu "khát" nhà ở lớn gấp nhiều lần. Đối với dự án nhà ở xã hội tại Việt Hưng, có khả năng đến cuối tháng 10 này Sở Xây dựng Hà Nội mới tiếp nhận đơn xin thuê.

Theo thông kế, cả nước hiện có khoảng 7 triệu người có nhu cầu mua nhà, thuê nhà ở xã hội. Riêng Hà Nội, cần 110.000 căn hộ và 11.000 chỗ ở cho công nhân.

Cầu lớn nhưng cung quá ít ỏi, phân khúc nhà giá rẻ luôn trở thành đề tài nóng sốt trên thị trường. Nhưng tại sao các DN lại quá thờ ơ trước sức cầu mạnh mẽ này?

>>Đổ xô làm dự án bất động sản "săn nhà giàu"

>>Đại gia bất động sản "làm" quy hoạch nhà ở?
>>Dự án cho nhà giàu có như "đánh quả"?

DiaOcOnline.vn - Theo Bee.net