Luật Đất đai 2013 cùng các văn bản hướng dẫn, nghị định liên quan đã được áp dụng trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nhiều địa phương còn tồn tại nhiều bất cập, cùng đó là nhận thức của người dân nông thôn, đặc biệt là miền núi về việc cấp sổ đỏ còn hạn chế nên việc cấp giấy chứng nhận còn nhiều khó khăn.
Luật Đất đai 2013 cùng các văn bản hướng dẫn, nghị định liên quan đã được áp dụng trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nhiều địa phương còn tồn tại nhiều bất cập, cùng đó là nhận thức của người dân nông thôn, đặc biệt là miền núi về việc cấp sổ đỏ còn hạn chế nên việc cấp giấy chứng nhận còn nhiều khó khăn.
Dân “từ chối” sổ đỏ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là căn cứ pháp lý quan trọng thừa nhận quyền sở hữu lâu dài của người dân. Đồng thời, người dân có thể sử dụng sổ đỏ để thế chấp tài sản trong trường hợp cần vay vốn… Tuy nhiên, việc cấp sổ đỏ cho người dân đặc biệt người dân nông thôn vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc cả từ chính sách lẫn triển khai thực tế.
![]()
Người dân đến làm sổ đỏ tại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội.
|
Những bất cập khác như mua bán nhà đất viết tay, hồ sơ đăng ký sai mục đích sử dụng, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất; đo đạc không chính xác dẫn đến sai lệch về diện tích… cũng là lý do khiến cho việc cấp sổ đỏ tại nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. |
Ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục phó Cục Công sản, Bộ Tài chính cho rằng, người dân không đến lấy sổ đỏ không hẳn do vấn đề kinh tế mà do nhận thức của họ về giá trị sở hữu sổ đỏ còn hạn chế vì theo quy định với những hộ nghèo được phép nợ phí làm sổ đỏ. Tuy nhiên, theo phản ánh tại nhiều địa phương, khi người dân nhận sổ đỏ nhưng vẫn “nợ thuế” thì cũng không thể mang đi thế chấp để vay làm ăn. Do đó rất nhiều hộ gia đình ở nông thôn dù có nhu cầu vay vốn vẫn không lấy sổ đỏ.
Trước những bất cập kể trên, Đại biểu quốc hội Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp Quốc hội cho biết, lâu nay vẫn có tình trạng nông dân không nhận sổ đỏ. Nguyên nhân do người dân chưa thấy nhu cầu, có giao dịch mua bán liên quan đến sổ đỏ. Còn về vấn đề đo đạc, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, cần kinh phí lớn, trước đây thực hiện đo vẽ bản đồ có thể không trùng khớp, sai lệch nhất là đất rừng nên dẫn đến xen lẫn chồng lấn. Quyết tâm cấp giấy chứng nhận cho người dân là nhu cầu đặt ra từ lâu và quy định trong luật nhưng gặp nhiều khó khăn và chưa xử lý dứt điểm. Đây là vấn đề cần thực hiện sớm vì là quyền của người dân và yêu cầu quản lý của nhà nước nên nhà nước có trách nhiệm phải làm. Riêng về chi phí làm sổ đỏ chỉ nên quy định mức phí phù hợp với người dân, tránh phát sinh thêm khoản khác.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, để giải quyết vấn đề này, nhà nước phải cấp kinh phí để đo đạc, làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân. Thậm chí, có thể xem xét miễn và cho người dân nợ tiền làm sổ đỏ. Cái chính là thực hiện ra sao để đảm bảo phù hợp với thực tiễn.