Cuối năm thường là thời điểm mua nhà, tậu đất. Nhưng năm nay những khó khăn về tài chính đã khiến cho sức mua trên thị trường bất động sản giảm hẳn.
Cuối năm thường là thời điểm mua nhà, tậu đất. Nhưng năm nay những khó khăn về tài chính đã khiến cho sức mua trên thị trường bất động sản giảm hẳn.
Bán nhiều, mua ít
Ông Lâm Văn Chúc - Giám đốc Công ty
cổ phần bất động sản (BĐS) Phúc Đức
cho biết: “Khoảng 10 ngày đầu tháng 8,
khi có một số phiên giao dịch chứng
khoán liên tục lên điểm, tại 9 văn phòng
môi giới thuộc hệ thống của Phúc Đức đã
có giao dịch trở lại khá nhiều, đặc biệt là
nền đất và căn hộ ở các quận 2, 7, 9 và
Bình Tân. Thế nhưng, qua giữa tháng 9
đến hết tháng 10-2008 cho đến nay, số
lượng giao dịch cầm chừng và thậm chí
có văn phòng trong suốt 2-3 tuần không
có giao dịch nào thành công". Ông Chúc nhận định: dù lãi suất đã giảm chỉ còn
12-14%/năm (tùy theo ngân hàng) nhưng
vẫn rất khó vay. Vì vậy, các doanh nghiệp
rất e ngại bỏ vốn đầu tư trong lúc này, bởi
không khí thị trường quá ảm đạm".
Những ngày này, tìm đến các văn
phòng môi giới nhà đất tại các quận 2, 9
hoặc khu đô thị Nam Sài Gòn mới thấy
tình trạng căn hộ và nền đất dự án bị
“treo” quá nhiều. Anh Nguyễn Văn Thành -
một nhân viên môi giới của một điểm
giao dịch trên đường Lê Văn Lương (quận
7) cho biết: “Vào thời điểm này năm
ngoái, nền đất tại các dự án Phước Kiển 1 (Sadeco), Him Lam - Kênh Tẻ, Trung Sơn (Bình Chánh) được giao dịch rất sôi động.
Nhưng năm nay, dù giá đã giảm đến mức
50-60% rồi mà chẳng có ai mua".
Cảnh ảm đạm chợ chiều cũng được
thấy ở một số văn phòng trên đường Trần
Não (quận 2). Anh Quang - một nhân viên
môi giới tại một văn phòng ở đây cho biết:
“Cả tháng 10 văn phòng không có giao
dịch nào, sang nửa đầu tháng 11 có 2
khách hàng mua 2 nền đất dự án Thạnh Mỹ Lợi với giá 14 triệu đồng/m2. Cũng có
chút huê hồng để cầm cự”.
Hầu hết các văn phòng giao dịch nhà
đất đều cho rằng đa số khách hàng đến là
để tham khảo giá đất nền rồi... bỏ đi
không trở lại. Một số khách hàng có đất
tại các dự án cũng đến dọ hỏi giá để đưa
ra giá bán đất của mình. Ông Nguyễn
Lâm - phụ trách một văn phòng giao dịch
trên đường Lương Định Của (quận 2) cho
biết: "Sức mua yếu hẳn, nếu không nói là
đã ngưng trệ hoàn toàn. Chúng tôi cũng
chỉ biết cầm cự được ngày nào hay ngày
ấy thôi".
Khảo sát trong tháng 10 và nửa đầu
tháng 11-2008 cho thấy thị trường nhà ở
tiếp tục yếu hẳn sức mua và nhiều doanh
nghiệp đã quyết định giãn tiến độ đầu tư
các dự án. Ông Trần Văn Thành - Phó Chủ
tịch Hội đồng quản trị của Công ty cổ
phần Vạn Phát Hưng, một công ty có 8 dự
án nằm rải rác ở các quận 7, Bình Tân,
quận 2 và huyện Nhà Bè cho biết: "Do sức
mua trên thị trường giảm nên chúng tôi
đã quyết định tập trung đầu tư vào 2 dự án
đang dở dang là khu căn hộ Phú Mỹ
(quận 7) và khu dân cư Phú Xuân (huyện
Nhà Bè). Còn các dự án khác như khu
dân cư Phú Thuận (quận 7), khu căn hộ
Bình Trưng Đông (quận 2) và một số dự
án tại xã Nhơn Đức (huyện Nhà Bè), dự
án ở quận Bình Tân hoặc dự án Phú Xuân
2… sẽ dược tiếp tục triển khai đầu tư vào
năm 2009, mặc dù hiện tại Vạn Phát Hưng
có khả năng chủ động về vốn đầu tư, ít
nhất là đối với hai dự án ở Bình Trưng
Đông và Phú Thuận". Một cán bộ thuộc
phòng kinh doanh của Công ty Vạn Phát
Hưng cũng cho biết: "Hiện nay, dù có "ra hàng" thì cũng có rất ít người mua. Vì vậy, hầu hết các dự án đã đền bù giải tỏa
xong, các chủ đầu tư cũng ngại bỏ vốn
triển khai. Qua khảo sát thị trường ở khu
đô thị Nam Sài Gòn, chúng tôi thấy thị
trường hầu như đã ngưng trệ hẳn".
Giải pháp vực dậy thị trường
Ngày 7-11-2008, trong buổi làm việc với
UBND TPHCM, Bộ Tài chính và Ngân
hàng Nhà nước, ông Lê Hoàng Châu - Chủ
tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) cho
rằng: “Hai khó khăn lớn nhất với doanh
nghiệp BĐS tại TPHCM hiện nay là thiếu
vốn và thị trường ngưng trệ, sức mua quá
thấp trong khi rất khó vay vốn với lãi suất
đã điều chỉnh còn 12-14%/năm".
HoREA cũng đưa ra nhiều kiến nghị
nhằm vực dậy thị trường hiện dang ở mức
ngưng trệ trầm trọng. Đó là đề nghị các
ngân hàng xem xét cho phép các doanh
nghiệp giãn nợ, gia hạn nợ, cơ cấu lại nợ
và cho doanh nghiệp vay tiếp để thực
hiện dự án, đặc biệt là chú trọng hơn đến
các khoản vay tín dụng trung hạn và dài
hạn. “Nên chăng, Chính phủ cần lập ngay
một Quỹ tài chính đặc biệt khoảng 10.000
tỉ đồng để hỗ trợ cho các ngân hàng và
doanh nghiệp" - Ông Châu nói. HoREA
cũng đề xuất Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động
vốn từ khách hàng ở giai đoạn dự án đã
được duyệt, đã giải phóng mặt bằng, đã
được phê duyệt quy hoạch chi tiết l/500
và đã nộp tiền sử dụng đất. Đồng thời
cũng cần quy định rõ trách nhiệm doanh
nghiệp phải sử dụng vốn huy động đúng
mục đích vào các dự án.
Ngoài ra, HoREA cũng kiến nghị cho
phép doanh nghiệp nộp tiền sử dụng đất
theo tiến độ đầu tư để giảm bớt áp lực khó
khăn về tài chính hiện nay đối với các
doanh nghiệp BĐS trong lúc chưa khai
thác được sản phẩm; cho phép xây dựng
loại căn hộ thương mại với diện tích tối
thiểu là 20 m2 thay vì tối thiểu 45 m2 như
quy định hiện hành để đa dạng hóa loại
hình nhà ở phục vụ cho các hộ độc thân,
ít người… đồng thời cần phải có biện pháp
chống hình thành các khu ổ chuột mới khi
xây dựng loại hình căn hộ diện tích nhỏ
này. HoREA cũng kiến nghị Chính phủ
sớm hoàn thiện pháp luật tài chính liên
quan đến việc phát hành trái phiếu doanh
nghiệp, trái phiếu dự án và định chế Quỹ
tín thác BĐS (REIT) đễ tạo hành lang pháp
lý cho doanh nghiệp huy động vốn và
nhằm bảo vệ người mua trái phiếu.